Tin tức > Bảo vệ trẻ em > 'Chia sẻ kiến thức : PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TRẺ EM

'Chia sẻ kiến thức : PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TRẺ EM

26/02/2021
1.Xâm hại trẻ em là gì?
Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại đến trẻ. Có 4 hình thức của xâm hại trẻ em: Thể chất, Tình dục, Tinh thần, Xao nhãng. Xâm hại trẻ em là vấn đề toàn cầu, nó xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới và có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào.
Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể xác và tâm lý đối với nạn nhân. Những hậu quả đó cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
2. Các hình thức xâm hại trẻ em
Các thức xâm hại gồm:
+ Xâm hại thể chất: Bạo lực (đánh, đấm, đá, tét đít, tát,…) mua bán, Bóc lột,.
+ Xâm hại tinh thần: mắng mỏ, xúc phạm, không ôm ấp, không thể hiện tình yêu thương....
+ Bỏ mặc, xao nhãng: Không chăm sóc và cung cấp các nhu cầu thiết yếu: Ăn, mặc, tắm rữa..., không chăm sóc khi ốm đau....
+ Xâm hại qua mạng: dọa nạt qua các phương tiện điện tử, tung tin, bêu rếu trên mạng...
+ Xâm hại tình dục: Dâm ô, hiếp dâm, sử dụng trẻ vào mục đích mại dâm...
3. Phòng tránh xâm hại cho trẻ
Bảo vệ trẻ là trách nhiệm của cha mẹ và người chăm sóc. Bố mẹ cần quan tâm đến con để phát hiện những bất thường của con trong trường hợp trẻ bị xâm hại như: xuất hiện những vết bầm tím, sợ hãi, gặp ác mộng khi ngũ... Khi phát hiện trẻ bị xâm hại, cha mẹ cần khuyến khích trẻ chia sẻ để tìm cách can thiệp kịp thời. Trong một số trường hợp, cha mẹ cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giúp dỡ.
Trong gia đình, cha mẹ cần kiểm soát bản thân để tránh bạo lực với con và giữ được thuận hòa trong gia đình. Với con, cha mẹ cần áp dụng những cách thức can thiệp hành vi của con đã được đề cập trong chủ đề trước thay vì đánh, mắng con.
Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là một kỹ năng sống cần thiết mà bố mẹ cần dạy cho con. Bắt cóc trẻ em là nỗi sợ hãi, ám ảnh của bất cứ bậc làm cha mẹ nào. Tuy nhiên, cha mẹ không thể lúc nào cũng ở cạnh để bảo vệ con. Do đó, để đảm bảo sự an toàn cho bé, ba mẹ nên dạy cho bé những kỹ năng và bí quyết để tự bảo vệ bản thân như sau:
3.1.Dạy trẻ không tiết lộ tên bé
Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em đầu tiên là đừng viết tên bé lên đồ dùng cá nhân, cũng đừng gắn tên bé lên ba lô đeo lưng hay hộp cơm. Việc này sẽ khiến cho người lạ dễ dàng tiếp cận được thông tin cá nhân của bé. Bạn cứ thử tưởng tượng xem, nếu một người lạ đến nói chuyện với bé mà còn biết được tên của bé thì chắc chắn sẽ dễ dàng lấy được lòng tin của bé. Điều này sẽ đưa bé đến những tình huống nguy hiểm.
Tốt hơn, bố mẹ nên viết số điện thoại của mình lên đó, điều này sẽ có ích nếu món đồ bị thất lạc hay mất cắp.
3.2. Chạy khỏi các xe đang đến gần theo hướng ngược lại
Ba mẹ nên dạy bé không được lại gần xe của người lạ. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ, ba mẹ nên dạy cho bé thêm một nguyên tắc nữa. Đó là nếu một chiếc xe tiến lại gần mà người trong xe đang cố gắng thu hút sự chú ý của bé thì hãy nhanh chóng chạy theo hướng ngược lại với chiếc xe này. Điều này sẽ giúp bé có thêm thời gian để gọi người giúp đỡ.
3.3. Nghĩ ra mật khẩu gia đình
Đưa ra mật khẩu gia đình là một ý tưởng khác hay khi dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Ba mẹ hãy dạy bé rằng nếu có ai đó đến nói với con: “Đi với chú. Chú sẽ đưa cháu đến gặp bố mẹ” thì điều đầu tiên bé phải làm là hỏi lại: “Bố mẹ cháu tên gì? Mật khẩu gia đình cháu là gì?”. Bố mẹ nên dạy bé một câu mật mã trong tình huống khẩn cấp (ví dụ như nếu bạn nhờ một người khác đến đón bé ở trường thì người đó cần phải biết được câu mật mã của gia đình). Ngoài ra, bạn cũng cần nghĩ ra một câu mật mã mà ít người nghĩ đến như “mèo tơ lông vàng”..
3.4. La lên: “Cháu không biết ông ấy/bà ấy”
Dạy bé rằng khi bị người lạ bắt lấy, bé có thể cư xử xấu hơn thông thường như cắn, đá, cào và cố gắng thu hút sự chú ý của những người xung quanh bằng mọi giá. Ngoài ra, bé cũng nên la lớn: “Cháu không quen biết ông ấy/bà ấy. Ông ấy/bà ấy đang muốn bắt cóc cháu”.
3.5. Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách
Giữ khoảng cách và không nên nói chuyện với người lạ là một điều quan trọng trong kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Bạn nên dạy bé rằng bé không bắt buộc phải nói chuyện với người lạ, nếu cuộc trò chuyện dài hơn 5 – 7 giây, tốt hơn là bỏ đi, đến chỗ an toàn. Khi nói chuyện, bé nên đứng cách xa từ 2 – 2,5m. Nếu người tiến lại gần, hãy lùi ra sau. Thực tập tình huống này với bé, cho bé thấy 2,5m là như thế nào và nhấn mạnh rằng luôn giữ khoảng cách đó dù có chuyện gì đi nữa.
4.7. Không để người lạ biết ba mẹ vắng nhà
Giải thích với bé rằng nếu có người gõ cửa nhưng không nhìn thấy rõ ai ở bên ngoài, không có ai trả lời khi bé hỏi: “Ai đấy?” thì bé không được phép mở cửa, dù là mở hé để nhìn ra bên ngoài xem. Ngoài ra, bạn nên dạy bé không nên cho người lạ biết là bố mẹ không ở nhà, dù người đó khẳng định họ là bạn của bố mẹ hoặc người đến sửa điện. Nếu người lạ kiên trì và cố gắng tìm cách mở cửa, bé phải gọi cho bố mẹ hoặc hàng xóm ngay.
II. Phòng tránh xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm: hiếp dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Xâm hại tình dục có thể bao gồm cả hành vi xâm hại có tiếp xúc hay hành vi xâm hại không tiếp xúc
Xâm hại tình dục có thể diễn ra ở bất cứ đâu và bất cứ ai cũng có thể là thủ phạm. theo số liệu báo cáo, khoảng 93 % thủ phạm là người thâm
1. Trò chuyện sớm với con về các bộ phận trong cơ thể
Với tâm lý tránh né, nhiều cha mẹ đã “bỏ qua” việc dạy trẻ các gọi tên đúng và nói cho trẻ hiểu về vai trò của các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là những vùng nhạy cảm. Tuy nhiên, đó lại chính là một điều tuyệt đối KHÔNG NÊN nếu các bạn muốn con hiểu rõ cơ thể mình và biết tự bảo vệ bản thân. Việc giáo dục giới tính cho trẻ từ bé sẽ giúp các con dễ dàng nói chuyện và chia sẻ cởi mở hơn với cha mẹ khi có bất thường xảy ra. Việc này nên được thực hiện từ sớm, khi trẻ khoảng 3 tuổi cho tới khi lớn. Với mỗi độ tuổi, cả phụ huynh và nhà trường cần có cách thức cũng như mức độ dạy sao cho phù hợp.
2. Không cho phép người khác được nhìn thấy bộ phận riêng tư, chạm vào cơ thể
Song song với việc giáo dục giới tính cho trẻ, cha mẹ cũng cần giúp trẻ hiểu rằng vùng nào là vùng đồ bơi và nguyên tắc của sự bí mật. Hãy cho trẻ biết những vùng đặc biệt ngoại trừ bố mẹ khi giúp trẻ tắm rửa hay bác sĩ, y tá khi thăm khám cho trẻ, còn lại không ai được tùy tiện chạm vào hay chỉ đơn giản là nhìn cũng không được phép.
Cha mẹ cũng cần đặt ra nguyên tắc ranh giới động chạm cơ thể cho các con. Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho người bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu. Đây cũng chính là kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em căn bản nhất mà bạn nên chỉ cho con.
3. Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ chú ý không nên chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt, không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu. Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em không chỉ dừng ở việc bảo vệ sự an toàn cho bản thân mà còn là sự tôn trọng và bảo vệ cho người khác.
4. Không được giữ bí mật nếu bị xâm hại
Tâm lý của rất nhiều trẻ thường rất ngại chia sẻ với cha mẹ về các vấn đề mình gặp phải, đặc biệt là những câu chuyện nhạy cảm. Thế nên, đây chính là điểm yếu mà tội phạm ấu dâm nắm được để uy hiếp và lạm dụng trẻ dễ dàng. Trong nhiều vụ việc, do tâm lý không cảnh giác, trẻ bị những lời dỗ dành ngon ngọt của thủ phạm mà không chia sẻ với bất kì ai về vụ việc xảy đến với mình. Điều ba mẹ cần làm chính là tìm mọi cách để các con hiểu rằng bất cứ nguy hiểm hay tình huống khác thường nào con gặp phải đều nên chia sẻ với cha mẹ. Cha mẹ sẽ là người đồng hành, tâm sự với con và cùng con tìm ra cách giải quyết tích cực nhất. Trong chuỗi kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, đây là điều đặc biệt quan trọng.
5. Cách thoát khỏi những tình huống nguy hiểm
Mỗi đứa trẻ đều rất khó có tinh thần cảnh giác cao độ. Một số trẻ em cảm thấy khó từ chối người khác, đặc biệt là người lớn tuổi. Chính vì lý do đó, nhiều vụ việc xâm hại trẻ em đều xuất phát từ nhóm đối tượng người cao tuổi này.
Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu rằng, việc nói “không” với những tình huống khiến bản thân các con khó chịu, không thoải mái là vô cùng cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những kẻ xấu. Khi phát hiện ra bất cứ tín hiệu hay biểu hiện khác thường nào của đối tượng gần mình như nhìn chằm chằm vào vùng kín, hỏi những câu hỏi về tình dục, động chạm vào vùng riêng tư, các con cần nói KHÔNG một cách dứt khoát và lập tức rời đi hoặc phản kháng, cố gắng tìm sự trợ giúp.
Không bao giờ là quá sớm để dạy con cách bảo về bản thân và sự an toàn thân thể, phòng chống xâm hại tình dục. Chính vì vậy, phụ huynh và nhà trường cần giáo dục cho trẻ những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em và có trách nhiệm bảo vệ con khỏi vấn nạn này.
Hồ Thị Thảo
CLB PTTTTD Đăk Trôi
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


155162462_1307995012920637_3454280895013305436_n.jpg154010295_1307994989587306_4417238009139635933_n.jpg154154877_1307994966253975_2961844014385827543_n.jpg154665767_1307994916253980_3692748216007579976_n.jpg153977463_1307994879587317_4240742288939891560_n.jpg153915956_1307994799587325_7089107144109396148_o.jpg155157748_1307994762920662_5593131437191491440_n-(1).jpg