Giới thiệu >
Giới thiệu về DA Bạn hữu trẻ em tỉnh Gia Lai
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Dự án Bạn hữu trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2026.
- Dự án được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt dự án tại Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 22/08/2022;
2. Tên cơ quan tài trợ: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
3. Tên cơ quan Chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai
4. Chủ Dự án: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai
5. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: ngày 22/08/2022 - 31/12/2026
6. Địa bàn thực hiện dự án: Huyện KBang, Krông Pa và Mang Yang (mỗi huyện 3 xã).
Tổng cộng: 9 xã
- Huyện KBang: Xã: Kông Bờ La, Đăk Rong, Kông Lơng Khơng;
- Huyện Krông Pa: Xã: Đất Bằng, Chư Gu, Ia Rsai;
- Huyện Mang Yang: Xã: Ayun, Lơ Pang; Hra
II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
-
Mục tiêu tổng quát
Đến cuối năm 2026, phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại địa bàn thuộc vùng khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai được tiếp cận công bằng tới các dịch vụ chăm sóc xã hội thiết yếu có chất lượng, với chi phí chấp nhận được, đáp ứng tốt các khía cạnh chăm sóc về giới, thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu cho mục tiêu phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu cụ thể 1: Đến cuối năm 2026, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và các nhóm đối tượng đích khác được nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thực hành và hỗ trợ thay đổi các chuẩn mực xã hội, nhằm thúc đẩy những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, nước sạch vệ sinh và các vấn đề ưu tiên khác của dự án.
- Mục tiêu cụ thể 2: Đến cuối năm 2026, bà mẹ và trẻ em, đặc biệt là các nhóm yếu thế thuộc địa bàn có tỉ lệ người dân tộc thiểu số cao, được tăng cường tiếp cận công bằng tới các dịch vụ chăm sóc thiết yếu về y tế, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh, đáp ứng tốt về chăm sóc giới và biến đổi khí hậu giúp tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức và giảm tử vong bà mẹ, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
- Mục tiêu cụ thể 3: Đến cuối năm 2026, cải thiện môi trường học tập và rèn luyện kỹ năng để trẻ em, nhất là tại các xã vùng khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận một môi trường học tập thuận lợi, xanh sạch và an toàn.
- Mục tiêu cụ thể 4: Đến cuối năm 2026, hệ thống bảo vệ trẻ em địa phương được tăng cường để cung cấp các dịch vụ có khả năng tiếp cận, hòa nhập, có chất lượng, hòa hợp giới và ứng phó với biến đổi khí hậu để các nạn nhân trẻ em và những người có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, bóc lột, lao động trẻ em và buôn bán trẻ em dễ dàng tiếp cận.
- Mục tiêu cụ thể 5: Đến cuối năm 2026, cải thiện năng lực lập kế hoạch, lập ngân sách và triển khai hiệu quả các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và kế hoạch liên ngành thân thiện và hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ em.
- Mục tiêu cụ thể 6: Đến cuối năm 2026, tiếp tục tăng cường năng lực điều phối liên ngành trong triển khai các hoạt động can thiệp của dự án.
III. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
1. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp: Tất cả trẻ em từ 0-18 tuổi, trẻ tham gia bậc học từ mầm non đến trung học và phụ nữ mang thai tại các xã được lựa chọn của 3 huyện (Kbang, Mang Yang và Krông Pa) tỉnh Gia Lai. Để tiếp cận hiệu quả với nhóm này, các can thiệp tổng thể sẽ tập trung vào các bậc phụ huynh, thành viên gia đình và người chăm sóc trẻ tại địa bàn triển khai dự án. Cụ thể là:
Toàn tỉnh có 163.000 trẻ dưới 5 tuổi, 25.800 bà mẹ đang mang thai; 410.000 học sinh các cấp và 18.100 giáo viên. Riêng tại 9 xã dự án, có khoảng 6.500 trẻ em dưới 5 tuổi, 2.000 bà mẹ mang thai, 11.600 học sinh các cấp, 750 giáo viên, 4.200 hộ nghèo và cận nghèo, đây là các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, có nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống.
2. Đối tượng thụ hưởng gián tiếp: Các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em tại địa phương như các cộng tác viên chăm sóc, bảo vệ trẻ em, cán bộ y tế/dinh dưỡng, thầy cô giáo, trưởng thôn/làng cấp cơ sở tại các địa phương dự án, kể cả các cán bộ sở, ngành liên quan ở cấp tỉnh, huyện, xã dự án tại Gia Lai.
IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Hình thức tổ chức quản lý thực hiện
1.1 Cấu trúc tổ chức
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai là cơ quan chủ quản; Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai làm chủ dự án. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định thành lập Ban quản lý dự án hoặc sử dụng Ban quản lý dự án đang hoạt động để trực tiếp quản lý, điều hành dự án. Thành viên của Ban quản lý dự án bao gồm: 01 Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Giám đốc BQLDA; Lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh & Xã hội, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư là Trưởng các Hợp phần (tiểu ban).
Trong quá trình xây dựng dự án sẽ tham vấn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương. Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ LĐ-TBXH sẽ hỗ trợ kỹ thuật đến các sở chuyên ngành, tương tự như các Hợp phần tham gia vào các can thiệp liên quan, trong suốt quá trình triển khai chương trình.
Tại các huyện, xã dự án, bổ sung nhiệm vụ điều phối dự án vào Ban Điều hành bảo vệ và chăm sóc trẻ em sẵn có để quản lý, giám sát, thực hiện dự án trên địa bàn.
1.2 Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
- Ban quản lý dự án (PMU) có trách nhiệm tổ chức quản lý, điều phối dự án theo quyết định thành lập của Chủ dự án là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thành các mục tiêu theo Văn kiện dự án; xây dựng một bộ tài liệu hướng dẫn của BQLDA về việc quản lý, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án; lập kế hoạch và triển khai các hoạt động thường nhật của dự án, đảm bảo sự điều phối và kết nối liên ngành giữa các cơ quan, sở ngành để tối đa hóa kết quả can thiệp của dự án.
- Giám đốc Ban quản lý dự án có trách nhiệm giúp Chủ dự án (Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư) chỉ đạo, quản lý, tổ chức điều phối dự án đạt các mục tiêu đề ra; ban hành quy chế làm việc, quy chế chi tiêu tài chính và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản và chủ dự án về các kết quả tổ chức thực hiện; tham mưu cũng như hướng dẫn cách duy trì và nhân rộng kết quả của dự án phù hợp với tình hình ở địa phương.
- Kế toán trưởng của PMU do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định khi ban hành quyết định thành lập PMU. Nhân sự của Ban quản lý dự án (PMU) do Giám đốc Ban quản lý dự án tuyển chọn theo hướng tinh gọn, tiết kiệm, hiệu quả.
- Lãnh đạo các cơ quan, sở ngành là Trưởng các Hợp phần tham gia vào PMU sẽ chịu trách nhiệm quản lý, điều phối, lập kế hoạch và vận động nguồn nhân lực, vật lực, tài chính để triển khai các hoạt động của hợp phần mình quản lý, đảm bảo sự kết nối giữa các cơ quan, sở, ngành, lồng ghép các chương trình, dự án để tối đa hóa kết quả can thiệp của dự án.
- Văn phòng Ban quản lý dự án đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai.
2. Cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia thực hiện và quản lý dự án
2.1 Cơ quan chủ quản: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Gia Lai
Cơ quan chủ quản là Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo quản lý chung dự án, phê duyệt các kế hoạch tổng thể 5 năm, kế hoạch hoạt động 2 năm và hàng năm; bố trí vốn đối ứng cho dự án. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và đạt mục tiêu dự án đề ra.
2.2 Chủ Dự án (NIP): Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Chủ dự án là Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và thực hiện dự án; quyết định thành lập Ban quản lý dự án; chỉ đạo Ban quản lý dự án quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và vốn đối ứng của dự án, giải ngân, quản lý tài chính, tài sản của dự án; tạo điều kiện, phương tiện làm việc cho dự án hoạt động; hỗ trợ PMU bằng cách tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo hỗ trợ kịp thời để triển khai dự án thuận lợi, áp dụng các chính sách và quyết định chiến lược khác để vận động nguồn lực (nhân lực, vật lực) nhằm nhân rộng các phương pháp tiếp cận được trình diễn trong dự án.
- Trình cơ quan chủ quản phê duyệt Kế hoạch tổng thể 5 năm; kế hoạch hàng năm/2năm và Kế hoạch theo dõi giám sát, đánh giá.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, đạt các mục tiêu đề ra.
- Chủ dự án (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai) thực hiện lập dự toán, hạch toán, quyết toán nguồn vốn của Dự án. Lập báo cáo kết thúc và báo cáo quyết toán dự án; bàn giao tài sản, tài liệu đầu ra của dự án và tuân thủ quy định về đóng cửa dự án.
2.3 Ban quản lý dự án (PMU)
- Ban quản lý dự án có trách nhiệm giúp chủ dự án tổ chức thực hiện dự án và các nhiệm vụ do Chủ dự án giao để báo cáo Chủ dự án, bao gồm:
- Tham mưu Chủ dự án Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án theo Điều 39 của Nghị định 114/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Tăng cường chất lượng của hoạt động phối hợp liên ngành trong đánh giá, giám sát làm tăng hiệu quả các can thiệp của dự án tại cơ sở.
+ Phối hợp với các phòng chương trình của UNICEF Việt Nam và các hợp phần lập kế hoạch 2 năm/hàng năm trình chủ dự án (NIP) để trình UBND tỉnh và UNICEF Việt Nam đồng ký kết. Lập các kế hoạch quý để triển khai thực hiện.Tham mưu Chủ dự án tổ chức các Hội nghị, hội thảo phục vụ công tác điều hành giám sát, đánh giá kết quả thực hiện dự án.
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan và các Hợp phần tham mưu cho chủ dự án (NIP) đề xuất UBND tỉnh các công việc có liên quan đến dự án.
+ Đưa ra hướng dẫn chi tiết về nghiệp vụ, quy trình thủ tục cho các hoạt động của dự án và chia sẻ với các hợp phần về các yêu cầu liên quan đến sổ sách kế toán, tài chính và việc quản lý ngân quỹ đúng quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và UNICEF.
+ Thực hiện việc giải ngân, quản lý tài chính, tài sản của dự án. Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện dự án. Chuẩn bị nghiệm thu, bàn giao kết quả đầu ra của dự án sau khi hoàn thành. Hoàn tất công tác thanh toán, quyết toán, kiểm toán, bàn giao tài sản của dự án. Lập báo cáo kết thúc và báo cáo quyết toán để trình Chủ dự án.
- Liên quan tới việc tuyển các đơn vị/tư vấn, Ban quản lý dự án phải báo cáo Chủ Dự án và tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn viện trợ không hoàn lại.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác trong khuôn khổ dự án do chủ dự án giao.
2.4 UNICEF Việt Nam
Hỗ trợ kỹ thuật và tiến hành giám sát trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và UNICEF, đặc biệt là các hoạt động liên quan tới vận động nguồn kinh phí, nghiên cứu và xây dựng chính sách.
2.5 Liên kết giữa dự án Bạn hữu Trẻ em tỉnh Gia Lai và các dự án liên quan do các Bộ, ban ngành hợp tác với UNICEF
- Dự án Bạn hữu Trẻ em tỉnh Gia Lai có liên kết chặt chẽ với các dự án hợp tác khác giữa UNICEF và các Bộ liên quan ở cấp Trung ương như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ LĐ-TBXH, Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính.
- Ở Trung ương, các Bộ LĐ-TBXH, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan chủ trì triển khai các dự án trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2022-2026. Các Bộ sẽ liên kết với nhau trong việc triển khai và tham gia nhóm điều phối quốc gia.
- Ở địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, xã dự án phối hợp và lồng ghép với dự án Bạn hữu Trẻ em tỉnh Gia Lai để hỗ trợ kỹ thuật phù hợp tương ứng và đảm bảo sự liên kết chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá và nhân rộng mô hình dự án.
V. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Vốn ODA không hoàn lại: 2.420.000 USD
2. Vốn đối ứng:
- Từ ngân sách địa phương: 9.700.000.000 đồng Việt Nam;