Quy hoạch - kế hoạch > Quy hoạch > Đề cương điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 202

Đề cương điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

18/11/2016

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải điều chỉnh “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là QHTT)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 16/03/2012 tại Quyết định số 319/QĐ/TTg với mục tiêu tổng quát là Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phấn đấu xây dựng Gia Lai sớm trở thành trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia.
Trong 5 năm (2011-2015) triển khai thực hiện quy hoạch, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, đóng góp ngày càng lớn và quan trọng vào mục tiêu phát triển chung của vùng Tây Nguyên. Trong đó, Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (GRDP) đạt 7,05%/năm; ngành nông, lâm, thủy sản tăng 6,67%, ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, ngành dịch vụ tăng 7,92%. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 40,04%, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 26,77%, ngành dịch vụ chiếm 33,19%. Quy mô nền kinh tế được nâng lên, GRDP gấp 2,04 lần so với năm 2010; GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 35 triệu đồng, bằng 71,3% so với bình quân chung của cả nước; kim ngạch xuất khẩu đạt 440 triệu USD, tăng bình quân  16%/năm; thu ngân sách đến năm 2015 đạt 3.314,6 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015 giảm còn 19,71%.
Tuy nhiên, hiện nay, trong bối cảnh và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cả nước, vùng Tây Nguyên nói chung và của tỉnh Gia Lai nói riêng đã có những thay đổi đáng kể và đang tác động sâu sắc đến triển vọng phát triển của tỉnh giai đoạn tới so với quy hoạch được duyệt. Cụ thể, thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ đạo Tổng cục Thống kê rà soát, tính toán và công bố chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) thay thế chỉ tiêu GDP các tỉnh đang sử dụng, nhằm đảm bảo tính chính xác, loại bỏ việc tính trùng, tính không đầy đủ giữa ngành và các địa phương và tạo sự thống nhất chung trong tính toán số liệu giữa Trung ương với địa phương. Kể từ năm 2016, các địa phương chỉ sử dụng chỉ số GRDP thay cho GDP để đánh giá về tốc độ tăng trưởng([*]). Điều này cũng đồng nghĩa với các chỉ tiêu về tăng trưởng của từng khu vực; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; diện tích của các cây trồng, vật nuôi; sản xuất công nghiệp cũng không còn phù hợp.
Ngoài ra, hiện nay có nhiều yếu tố mới phát sinh như việc nước ta ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới, gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN… (cả về cơ hội và thách thức) nhưng chưa được cập nhật vào quy hoạch tổng thể, đặt biệt là tình hình biến đổi khí hậu đã diễn ra nhanh hơn và khốc liệt hơn, hạn hán năm 2016 ở tỉnh Gia Lai  làm thiệt hại trên 3 vạn ha cây trồng, trên 9000 hộ thiếu nước sinh hoạt và trên 9,1 vạn khẩu thiếu đối giáp hạt… đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất, đời sống người dân. Do đó, cần thiết phải có đánh giá lại cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển ngành, vùng; quy hoạch sản xuất, đời sống thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
Hiện nay, Trung ương đã có chủ trương điều chỉnh quy hoạch vùng Tây Nguyên, vấn đề an ninh quốc phòng, về tăng trưởng xanh, về sử dụng đất, về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; về thích ứng với biến đổi khí hậu; đặc biệt là vấn đề về tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng… Trong khi, những nội dung này chưa được đề cập hoặc đề cập rất hạn chế trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai.
Từ những yếu tố tác động như trên, đặc biệt những biến động về tình hình thế giới, trong nước và vùng, tác động của biến đổi khi hậu đã ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của tỉnh làm cho nhiều nội dung trong QHTT không còn phù hợp và cần được điều chỉnh nhằm định hướng phát triển gắn với thị trường, huy động các nguồn lực cho phát triển bền vững. Vì vậy, việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là rất cần thiết.
2. Căn cứ điều chỉnh Quy hoạch
Điều chỉnh QHTT được dựa trên các văn bản pháp lý chủ yếu sau đây:
2.1. Chiến lược, Nghị quyết, văn bản của Đảng và Chính phủ:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 2011-2020.
- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/04/2012 của Chính phủ về việc Ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011- 2015.
- Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 04/5/2013của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Gia Lai
2.2. Quy hoạch, đề án phát triển ngành, lĩnh vực của cả nước, vùng có liên quan đến tỉnh Gia Lai.
- Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020.
- Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
- Quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định 335/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020.
- Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Quyết định 879/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định 880/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Quyết định 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
- Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
2.3. Các Nghị quyết, đề án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành lĩnh vực của tỉnh Gia Lai.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV;
Nghị quyết số 148/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về tình hình thực hiện các chỉ tiêu đạt được giai đoạn 2011-2015, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng 5 năm 2016-2020 của tỉnh Gia Lai.
- Quyết định số 642/QĐ-UBND ban hành danh mục các dự án quy hoạch năm 2016 và danh mục các dự án quy hoạch giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong đó có danh mục lập điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020
- Các đề án, quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
- Dữ liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, các bộ, ngành Trung ương; số liệu thống kê của tỉnh, các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh và các tỉnh liên quan.
Chỉnh lại các văn bản của tỉnh Gia Lai (xem lại một số quy hoạch đã trình duyệt)
2.4. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quy hoạch.
- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ, về lập, phê duyệt quản lý các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt quản lý các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 02/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch sản phẩm chủ yếu.
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
3. Nội dung điều chỉnh QHTT
Nội dung chủ yếu của điều chỉnh QHTT bao gồm:
3.1. Điều chỉnh các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về: Các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh trong vùng và so sánh với các tỉnh lân cận; thực trạng khai thác lãnh thổ; những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển của tỉnh trong tổng thể vùng và cả nước, có tính tới mối quan hệ khu vực và quốc tế.
a) Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội vào mục tiêu phát triển của tỉnh trong vùng và cả nước.
Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển.          
Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với yêu cầu phát triển KT-XH và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển.
Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn.
Phân tích, đánh giá quá trình và hiện trạng phát triển KT-XH của tỉnh.
b) Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến phát triển KT-XH của tỉnh; tác động của Chiến lược phát triển KT-XH của cả nước, của quy hoạch vùng đến phát triển KT-XH của tỉnh.
c) Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.
3.2. Tiếp tục các luận chứng (điều chỉnh) mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với chiến lược và các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng, của các ngành, lĩnh vực.
Xác định vị trí, vai trò của tỉnh đối với nền kinh tế của vùng và cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển của tỉnh. Tác động của chiến lược và quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực chủ yếu của cả nước đối với tỉnh trong thời kỳ quy hoạch. Luận chứng (điều chỉnh) mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể) gắn với điều kiện biến đổi khí hậu.
- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GRDP, cơ cấu GRDP, giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của tỉnh đối với vùng và cả nước, đóng góp vào ngân sách, GRDP/người, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh có so sánh với bình quân chung của vùng và cả nước.
- Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về học vấn, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.
- Đối với mục tiêu quốc phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
3.3. Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các mục tiêu đề ra trong Điều chỉnh QHTT. Luận chứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, luận chứng (điều chỉnh) các phương án phát triển; xác định hướng phát triển ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm chủ lực, trong đó xác định chức năng, nhiệm vụ và vai trò đối với tỉnh và vùng của các trung tâm đô thị và tiểu vùng trọng điểm.
- Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọn phương án phát triển; phương hướng phát triển và phân bố các ngành, các sản phẩm chủ yếu và lựa chọn cơ cấu đầu tư (bao gồm cả đề xuất, rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).
- Luận chứng phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.
3.4. Luận chứng (điều chỉnh) phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ tỉnh (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ).
- Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế; phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế.
- Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá phù hợp với biến đổi khí hậu.
- Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá đói, giảm nghèo.
- Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư.
3.5. Điều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội của tỉnh và gắn với các tỉnh khác trong vùng và cả nước.
- Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh trong tổng thể mạng lưới giao thông của vùng.
- Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông.
- Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới chuyển tải điện gắn với mạng lưới chuyển tải điện của cả vùng.
- Lựa chọn phương án phát triển các công trình thủy lợi đa mục tiêu.
- Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng. Phát triển mạng lưới giáo dục - đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế - chăm sóc sức khỏe và các cơ sở văn hoá - xã hội.
3.6. Định hướng (điều chỉnh) quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực).
3.7. Luận chứng (điều chỉnh, lập mới) danh mục dự án ưu tiên đầu tư.
3.8. Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ảnh hưởng nặng bởi vấn đề hạn hán, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường và những lãnh thổ ô nhiễm môi trường trầm trọng, đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này.
3.9. Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch.
3.10. Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh trên bản đồ quy hoạch (kích thước khổ A0).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu Điều chỉnh QHTT có cơ sở khoa học và khả thi về thực tiễn, nghiên cứu sẽ sử dụng kết hợp cả phương pháp định lượng và định tính. Trong phương pháp định lượng, với kỹ thuật thống kê, mô tả trên dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; kỹ thuật phân tích thống kê, dự báo với các mô hình kinh tế lượng để xây dựng các phương án, các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường trong thời kỳ quy hoạch. Đồng thời, phương pháp định tính với kỹ thuật điều tra các nhóm, cộng đồng dân cư, lấy ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý, doanh nghiệp để có thể đưa ra các giải pháp, chính sách phát triển phù hợp với thực tiễn, nhằm huy động tốt nhất mọi nguồn lực cho mục tiêu phát triển KT-XH tỉnh Gia Lai trong thời kỳ quy hoạch.
5. Đề cương, nhiệm vụ điều chỉnh QHTT
Ngoài phần mở đầu, Đề cương, nhiệm vụ gồm có các phần chính sau:
Phần thứ nhất: Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và các lợi thế, hạn chế, cơ hội, thách thức của tỉnh Gia Lai
Phần thứ hai: Điều chỉnh Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Phần thứ ba: Giải pháp thực hiện Quy hoạch
Phần thứ tư: Kết luận và kiến nghị
PHẦN THỨ NHẤT
Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và các lợi thế, hạn chế, cơ hội,
thách thức của tỉnh Gia Lai
1. Đánh giá kết quả thực hiện QHTT tỉnh Gia Lai đến năm 2015
1.1. Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch giai đoạn 2011-2015
Đánh giá thực trạng các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đến năm 2015 (năm 2015 là số  thực hiện), so sánh với mục tiêu đã đặt ra trong QHTT, phân tích các chỉ tiêu đã đạt được/chưa đạt được (hoặc %). Xác định nguyên nhân đạt/chưa đạt. Rút ra bài học kinh nghiệm.
1.2. Những thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội chủ yếu của tỉnh giai đoạn 2011- 2015
1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế và các yếu tố đóng góp tăng trưởng kinh tế
Phân tích tăng trưởng kinh tế (GRDP) theo các ngành, lĩnh vực: nông lâm thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và cho toàn bộ nền kinh tế (giá so sánh 2010); phân tích động thái tăng trưởng hàng năm, theo thời kỳ 5 năm và có so sánh với các địa phương lân cận, cũng như so với mức tăng của vùng.
Phân tích đóng góp vào tăng trưởng của từng khu vực kinh tế.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
Phân tích cơ cấu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cơ cấu GRDP  và cơ cấu lao động theo ngành, theo khu vực nông nghiệp - phi nông nghiệp, theo ngành sản xuất vật chất - khu vực dịch vụ, theo khu vực thành thị - nông thôn.
Nhận xét, đánh giá cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
1.2.3. Thu nhập bình quân đầu người
Phân tích, đánh giá thu nhập bình quân đầu người (GRDP/người) qua các năm, có so sánh với cả nước và các tỉnh lân cận; đánh giá khả năng rút ngắn khoảng cách về GRDP/người của tỉnh Gia Lai so với cả nước và các tỉnh lân cận.
Phân tích GRDP/người, mức sống dân cư theo khu vực thành thị, nông thôn (sử dụng số liệu từ Niên giám thống kê, số liệu từ các cuộc điều tra mức sống dân cư); động thái tăng trưởng thu nhập, mức sống dân cư theo thời gian.
1.2.4. Thu, chi ngân sách
Phân tích, đánh giá tình hình thu, chi ngân sách; tỷ lệ thu ngân sách trên GRDP; tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn, thu trợ cấp từ ngân sách TW. Cân đối thu, chi ngân sách. Xác định nguyên nhân dẫn đến tăng/giảm thu, chi ngân sách.
Đánh giá chuyển dịch cơ cấu thu, chi ngân sách của tỉnh, xác định các lĩnh vực cần phải đẩy mạnh thu/chi ngân sách.
1.2.5. Phát triển hệ thống doanh nghiệp
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hệ thống doanh nghiệp: số lượng doanh nghiệp; phân theo các thành phần kinh tế, phân theo hình thức đầu tư, quy mô vốn đầu tư, quy mô lao động và phân theo ngành nghề hoạt động; theo phân bố không gian trên địa bàn tỉnh.
Đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu ngân sách, giải quyết việc làm, xuất, nhập khẩu, đổi mới công nghệ, năng lực cạnh tranh...
1.2.6. Lao động, việc làm và giảm nghèo bền vững
Phân tích, đánh giá lao động trên địa bàn tỉnh qua các mặt: số lượng, cơ cấu theo ngành nghề, chất lượng (tỷ lệ lao động qua đào tạo, năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh).
Phân tích, đánh giá tình hình việc làm: tạo việc làm mới, tỷ lệ lao động có việc làm, thất nghiệp. Đánh giá khả năng thu hút và giải quyết việc làm, cơ cấu ngành nghề của lao động tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo: tỷ lệ hộ nghèo, người nghèo; các chương trình, chính sách được áp dụng thời gian qua vì mục tiêu giảm nghèo.
1.2.7. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cơ cấu vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư và hiệu quả đầu tư toàn xã hội
Phân tích, đánh giá tổng vốn đầu tư toàn xã hội: về số lượng, về cơ cấu chuyển dịch theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế.
Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư theo các lĩnh vực trọng điểm trong những năm qua.
Hiệu quả đầu tư toàn xã hội: phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR), phúc lợi của người dân nhận được từ các công trình đã được đầu tư. Việc đầu tư trong những năm qua có mang lại kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh như kỳ vọng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tác động đến giải quyết được việc làm và tăng thu nhập, phúc lợi cho người dân.
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế đến năm 2015
2.1. Nông nghiệp, nông thôn
2.1.1. Nông nghiệp
Phân tích, đánh giá tăng trưởng giá trị sản xuất theo các phân ngành: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp (tính theo giá so sánh 2010); phân tích động thái tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm, theo thời kỳ 5 năm.
Phân tích tác động của khí hậu vào tăng trưởng của từng khu vực trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển các phân ngành:
- Trồng trọt: diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng chủ yếu; xác định cây trồng chủ lực và mũi nhọn của tỉnh; đánh giá về phân bố không gian lãnh thổ các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh. Phân tích đánh giá về giống, về ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, các chương trình khuyến nông, một số mô hình trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao; vấn đề đặt ra đối với ngành trồng trọt trong tương lai. Công tác quản lý nhà nước về trồng trọt.
- Chăn nuôi: số lượng các loại vật nuôi trên địa bàn tỉnh qua các năm; đánh giá phân tích về sản phẩm của ngành chăn nuôi; các mô hình chăn nuôi hiệu quả, công tác chọn giống, công tác thú y, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi.
- Dịch vụ nông nghiệp: phân tích thực trạng phát triển của hoạt động dịch vụ nông nghiệp: về quy mô, tăng trưởng, cơ cấu, công tác quản lý nhà nước về dịch vụ nông nghiệp.
2.1.2. Lâm nghiệp
Phân tích, đánh giá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp.
Phân tích, đánh giá về sử dụng đất lâm nghiệp; đánh giá về tình hình khai thác và trồng rừng, tái tạo rừng.
Xác định các sản phẩm lâm nghiệp có khả năng khai thác bền vững mang lại giá trị kinh tế cao.
Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
2.1.3. Thủy sản
Phân tích đánh giá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản thời kỳ 2011-2015.
- Nuôi trồng thủy sản: phân tích, đánh giá về diện tích, sản lượng nuôi trồng; thực trạng phân bố không gian lãnh thổ, các loại thủy sản nuôi; các hình thức nuôi; công tác chọn giống, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản; công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản
- Khai thác thủy sản: đánh giá phân tích về khả năng và năng lực khai thác thủy sản, sản lượng khai thác; công tác quản lý nhà nước về khai thác thủy sản.
2.1.4. Phát triển nông thôn mới
Phân tích, đánh giá, kết quả xây dựng nông thôn mới trong những năm qua trên địa bàn tỉnh.
Phân tích những kinh nghiệm đạt được, những nguyên nhân tồn tại trong công tác xây dựng nông thôn mới.
2.1.5. Đánh giá chung về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
- Đánh giá chung về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Đánh giá chung về phát triển hạ tầng nông thôn, mức sống và thu nhập khu vực nông thôn.
- Các tác động của biến đổi khí hậu, của cơ chế thị trường, của việc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế ảnh hưởng đến nông nghiệp.
2.2. Công nghiệp và xây dựng
2.2.1. Công nghiệp
Phân tích, đánh giá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến - chế tạo, sản xuất và phân phối điện, nước,…) thời kỳ 2011-2015.
Phân tích, đánh giá về số lượng cơ sở CN-TTCN; tình hình sử dụng lao động trong ngành; kết quả hoạt động của ngành công nghiệp; thực trạng phát triển các ngành công nghiệp; thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp; quản lý nhà nước về hoạt động công nghiệp.
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh; thị trường tiêu thụ, tính cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chế biến chủ yếu.
2.2.2. Xây dựng
Phân tích, đánh giá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành xây dựng.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành trên địa bàn tỉnh trong những năm qua: khối lượng, tổng vốn đầu tư; công tác quản lý nhà nước liên quan đến ngành xây dựng.
2.3. Thương mại - Dịch vụ và Du lịch
2.3.1. Thương mại
2.3.1.1. Thương mại nội địa
Phân tích, đánh giá về số lượng cơ sở dịch vụ thương mại trên địa bàn; hệ thống bán buôn, bán lẻ; tổng mức bán lẽ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng; hoạt động xúc tiến thương mại; lực lượng lao động trong ngành thương mại, kết quả kinh doanh (tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu…).
Phân tích, đánh giá về hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại: hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; đánh giá chung về cơ sở vật chất của ngành thương mại; khả năng phục vụ của ngành và một số vấn đề đặt ra trong tương lai.
Công tác quản lý nhà nước về thương mại nội địa.
2.3.1.2. Thương mại quốc tế (xuất nhập khẩu)
Phân tích, đánh giá tình hình xuất nhập khẩu: giá trị XNK (tổng giá trị, giá trị phân theo các nhóm hàng hóa); thị trường xuất khẩu; cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu theo quốc gia; xác định một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của tỉnh.
Phân tích, đánh giá về kết cấu hạ tầng thương mại quốc tế: hệ thống bến bãi, nhà kho, logistics…
Công tác quản lý nhà nước về thương mại quốc tế.
2.3.2. Dịch vụ
2.3.2.1. Dịch vụ thương mại
2.3.2.2. Dịch vụ tài chính, ngân hàng
Số lượng các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng có trên địa bàn tỉnh.
Phân tích, đánh giá về doanh số cho vay, dư nợ từ các ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ.
Đánh giá về hoạt động của các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng.
2.3.2.3. Dịch vụ vận tải
Phân tích, đánh giá về khối lượng vận chuyển, luân chuyển và cự ly vận chuyển hàng hóa và hành khách trên địa bàn tỉnh.
Phân tích, đánh giá về doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Công tác quản lý nhà nước về vận tải.
2.3.2.4. Dịch vụ thông tin, truyền thông
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển:
+ Bưu chính: điểm phục vụ bưu điện (khu vực nông thôn, thành thị); bán kính phục vụ/điểm; số dân phục vụ/điểm.
+ Viễn thông: trạm điện thoại cố định; trạm thu phát sóng di động toàn tỉnh; hệ thống truyền dẫn. Mạng chuyển mạch, truyền dẫn cáp quang; thuê bao (gồm điện thoại cố định vô tuyến, hữu tuyến, điện thoại di động trả trước và trả sau, thuê bao internet...). Tổng doanh thu bưu chính viễn thông.
2.3.2.5. Dịch vụ khác
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ tư vấn…
2.3.3. Du lịch
Phân tích đánh giá cơ sở vật chất du lịch; khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú; các điểm, khu du lịch của tỉnh.
Phân tích đánh giá về số lượt khách tham quan du lịch (trong nước và quốc tế), số ngày lưu trú và chi tiêu của du khách trên địa bàn tỉnh.
Phân tích, đánh giá về doanh thu du lịch của các cơ sở lữ hành và các cơ sở lưu trú phân theo các thành phần kinh tế.
Phân tích, đánh giá tiềm năng về phát triển du lịch.
Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch.
3. Các lĩnh vực xã hội
3.1. Giáo dục và đào tạo
Quy mô học sinh, học viên, sinh viên; giáo viên, cán bộ quản lý ở các cấp (giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học); các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của ngành.
Phân tích, đánh giá CSVC ngành giáo dục, đào tạo: hệ thống trường, lớp các cấp; trường đại học, cao đẳng; hệ thống các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Đào tạo nghề cho người lao động: các ngành nghề đào tạo, quy mô tuyển sinh các lớp đào tạo nghề.
Công tác xã hội hóa của ngành; công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
3.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Lực lượng nhân lực ngành y, ngành dược; phân tích, đánh giá về một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu của ngành y tế: bác sĩ bình quân trên vạn dân; số giường bệnh bình quân trên vạn dân, tỷ lệ trạm y tế xã/phường có bác sĩ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng…
Phân tích, đánh giá về thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, chương trình phòng chống dịch bệnh.
Phân tích, đánh giá về CSVC ngành y tế: số lượng bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, phường; số giường bệnh bình quân trên vạn dân… khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Phân tích, đánh giá chương trình về dân số KHH gia đình và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được triển khai trên địa bàn tỉnh.
Phân tích, đánh giá về các chỉ tiêu phát triển chủ yếu.
Công tác xã hội hóa của ngành; công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
3.3. Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao
- Văn hóa, thông tin:
Phân tích, đánh giá kết quả phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Phân tích, đánh giá về công tác thông tin tuyên truyền và hoạt động truyền thanh, truyền hình.
Phân tích, đánh giá về các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của ngành.
Công tác xã hội hóa của ngành; công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
- Thể dục - thể thao:
Số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên; công tác giáo dục thể chất trong trường học; thể thao thành tích cao.
CSVC thể dục, thể thao: sân vận động, các trung tâm thể dục thể thao.
Phân tích, đánh giá về các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của ngành.
Công tác xã hội hóa của ngành; công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
3.4. Hoạt động khoa học, công nghệ
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
-          Đánh giá tiềm lực KHCN (bao gồm cả cơ sở vật chất và nhân lực).
Công tác xã hội hóa của ngành; công tác quản lý nhà nước.
3.5. Công tác giảm nghèo, an sinh xã hội
Phân tích, đánh giá công tác giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội của tỉnh.
Phân tích, đánh giá về các chỉ tiêu phát triển chủ yếu.
Công tác xã hội hóa của ngành; công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
4. An ninh - quốc phòng
Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân. Tình hình an ninh, trật tự xã hội và quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
5. Thực trạng về kết cấu hạ tầng
5.1. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật (kết cấu hạ tầng cứng)
5.1.1. Hạ tầng giao thông, vận tải
Phân tích, đánh giá thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ, đường hàng không… trên các mặt như: tổng chiều dài, phân loại cấp đường, chất lượng; vai trò hệ thống giao thông trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phân tích, đánh giá về hệ thống giao thông đô thị; hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh về số lượng, chất lượng.
Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông trong thời gian qua; vấn đề thu hút đầu tư; công tác xã hội hóa; công tác quản lý nhà nước.
5.1.2. Hạ tầng thủy lợi
5.1.3. Hạ tầng cung cấp điện
Phân tích, đánh giá về thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng cấp điện; hệ thống mạng lưới cao thế, trung thế, hạ thế trên địa bàn tỉnh.
Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phát triển chủ yếu: về sản lượng điện thương phẩm; tỷ lệ số hộ sử dụng điện…
5.1.4. Hạ tầng thông tin, truyền thông
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển:
- Bưu chính: điểm phục vụ bưu điện (khu vực nông thôn, thành thị); số dân phục vụ/điểm.
- Viễn thông: trạm điện thoại cố định; trạm thu phát sóng di động toàn tỉnh; hệ thống truyền dẫn. Mạng chuyển mạch, truyền dẫn cáp quang; thuê bao (gồm điện thoại cố định vô tuyến, hữu tuyến, điện thoại di động trả trước và trả sau, thuê bao internet...). Tổng doanh thu bưu chính viễn thông.
- Công nghệ thông tin: việc ứng dụng trong các cơ quan nhà nước; tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức nhà nước có điều kiện sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin trên mạng phục vụ cho công việc; tỷ lệ các sở, ngành triển khai sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng.
5.1.5. Hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường
- Cấp nước: i) Phân tích, đánh giá về nguồn cung cấp nước, hệ thống các nhà máy cấp nước trên địa bàn tỉnh (số lượng, công suất); tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh. ii) Phân tích thực trạng cấp nước đô thị (chiều dài và đường kính của mạng lưới đường ống cấp nước) và cấp nước sinh hoạt nông thôn (số lượng giếng đào, giếng khoan). iii) Phân tích thực trạng cấp nước tại các khu, cụm công nghiệp và các khu dân cư tập trung, khu, điểm du lịch…
- Thoát nước: Phân tích, đánh giá thực trạng thoát nước (nước thải, nước tự nhiên và nước mưa; nước thải công nghiệp) ở khu vực đô thị, khu du lịch và địa bàn nông thôn; cơ sở hạ tầng thoát nước, xử lý nước thải…
5.1.6 Hạ tầng thương mại
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hạ tầng thương mại.
5.2. Kết cấu hạ tầng xã hội (còn gọi là kết cấu hạ tầng mềm)
5.2.1 Hạ tầng y tế, giáo dục, khoa học công nghệ
5.2.2 Thu gom, xử lý chất thải rắn
Đánh giá về hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế nguy hại; mô hình tổ chức thu gom, các điểm tập kết, trung chuyển rác, chất thải.
5.2.3. Hiện trạng nghĩa trang
Đánh giá về số lượng nghĩa trang, quy mô diện tích, phân bố không gian lãnh thổ các loại nghĩa trang trên địa bàn tỉnh.
5.3. Đánh giá thực trạng bảo vệ môi trường, tác động biến đổi khí hậu và hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu
6. Hiện trạng phát triển theo lãnh thổ
6.1. Phát triển đô thị
Phân tích, đánh giá về quy mô, mật độ phân bố dân cư đô thị.
Phân tích, đánh giá về phân bố không gian lãnh thổ; phân loại đô thị các cấp; về tốc độ đô thị hóa; đặc điểm các đô thị đã hình thành trên địa bàn tỉnh.
6.2. Phát triển các điểm dân cư nông thôn
Đánh giá phân bố không gian và đặc điểm các điểm dân cư nông thôn.
6.3. Tổ chức không gian các ngành và lĩnh vực
7. Đánh giá, nhận xét
7.1. Đánh giá chung
Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu đến hết năm 2015 so với mục tiêu quy hoạch đã được phê duyệt và so với Nghị quyết HĐND đã đề ra.
7.2. Tồn tại, hạn chế
7.1.1. Kinh tế: Phân tích và nêu lên được các mặt tồn tại, hạn chế.
7.1.2. Xã hội: Phân tích và nêu lên được các mặt tồn tại, hạn chế.
7.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
Nêu rõ các nguyên nhân dẫn đến các mặt tồn tại và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
8. Những lợi thế so sánh, khó khăn, cơ hội thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai
8.1. Những lợi thế so sánh
8.2. Khó khăn, hạn chế
8.3. Cơ hội và thách thức
8.4. Vị thế của tỉnh trong vùng
PHẦN THỨ HAI
Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
1. Quan điểm phát triển
Xác định các quan điểm phát triển, quan điểm chỉ đạo (điều hành) về phát triển tổng thể các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường nhằm phát triển nhanh, bền vững, hướng đến tăng trưởng xanh; thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong thời kỳ quy hoạch.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030
Xác định mục tiêu tổng quát mà tỉnh cần phấn đấu (mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển với cả nước, với các tỉnh lân cận).
2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, môi trường theo từng thời kỳ đến năm 2020, 2025 và năm 2030.
3. Luận chứng các phương án tăng trưởng kinh tế (3 phương án)
3.1. Các phương án tăng trưởng
Xây dựng các phương án tăng trưởng kinh tế trên cơ sở các nguồn lực phát triển và các yếu tố tác động từ bên ngoài, từ thị trường.
Trong mỗi phương án sẽ xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năng suất lao động, thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu…, xác định vị thế của tỉnh trong vùng, cả nước (khoảng cách thu nhập bình quân đầu người).
3.2. Luận chứng, lựa chọn phương án tăng trưởng
Luận chứng về các phương án tăng trưởng kinh tế, tính khả thi của từng phương án; từ đó lựa chọn phương án tăng trưởng khả thi nhất làm phương án chọn để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cho tỉnh trong thời kỳ quy hoạch (có so sánh với các chỉ tiêu của quy hoạch cũ đến năn 2020).
4. Luận chứng các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4.1. Các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Từ phương án tăng trưởng kinh tế đã được chọn ở mục 3.2, tiến hành xây dựng các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mỗi phương án cơ cấu kinh tế có thể là một phương án ưu tiên các nguồn lực phát triển cho một, một số khu vực, ngành, lĩnh vực nhất định, nhằm thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh.
4.2. Luận chứng lựa chọn phương án cơ cấu
Từ các phương án cơ cấu kinh tế đã được xây dựng, luận chứng lựa chọn phương án cơ cấu kinh tế phù hợp và khả thi nhất đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.
4.3. Khâu đột phá, lĩnh vực trọng điểm
Sau khi chọn phương án tăng trưởng và phương án chuyển dịch cơ cấu, sẽ xác định các khâu đột phá, lĩnh vực trọng điểm mà tỉnh cần thực hiện nhằm thực hiện thành công phương án chọn.
5. Định hướng phát triển các ngành kinh tế
5.1. Nông lâm thủy sản, phát triển nông thôn
5.1.1. Quan điểm phát triển nông, lâm, thủy sản và nông thôn
Xác định các quan điểm phát triển cho từng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong thời kỳ quy hoạch nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
5.1.2. Mục tiêu phát triển
Xây dựng các mục tiêu phát triển của ngành nông – lâm – thủy sản của tỉnh: diện tích, sản lượng và năng suất các loại cây trồng, độ che phủ rừng, diện tích đất lâm nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng, sản lượng khai thác thủy sản…
5.1.3. Định hướng phát triển
Đưa ra định hướng phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của cả nước, của vùng hướng đến phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của ngành.
5.1.4. Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Xác định các giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn: giải pháp về vốn, về đầu tư phát triển hạ tầng, về thị trường tiêu thụ, về khoa học công nghệ, về môi trường, về cơ chế, chính sách…
5.2. Công nghiệp
5.2.1. Quan điểm phát triển
Xác định các quan điểm phát triển cho ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trong thời kỳ quy hoạch nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của ngành trong bối cảnh tỉnh chủ động hợp tác, hội nhập kinh tế.
5.2.2. Mục tiêu chủ yếu
Xây dựng các mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp: tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành; sản phẩm công nghiệp chủ yếu.
5.2.3. Định hướng phát triển các phân ngành công nghiệp
Định hướng phát triển cho từng phân ngành công nghiệp: công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, sản xuất và phân phối điện, nước, khí…
5.2.4. Định hướng phát triển các làng nghề
Định hướng các nghề cho các làng nghề. Tổ chức phân bố không gian lãnh thổ các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
5.2.5. Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung
Định hướng phát triển ngành nghề cho các khu, cụm công nghiệp tập trung. Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp: số lượng, quy mô diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5.2.6. Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp
Xây dựng các giải pháp phát triển ngành công nghiệp nhằm đảm bảo đạt mục tiêu phát triển đề ra: giải pháp về vốn đầu tư, giải pháp về thu hút lao động, đào tạo nguồn nhân lực, về khoa học - công nghệ, về môi trường…
5.3. Xây dựng
5.3.1. Quan điểm phát triển
Xác định các quan điểm phát triển cho ngành xây dựng.
5.3.2. Mục tiêu phát triển
Xây dựng các mục tiêu phát triển của ngành xây dựng: tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành xây dựng.
5.3.3. Giải pháp phát triển
Xây dựng các giải pháp phát triển ngành xây dựng nhằm đảm bảo đạt mục tiêu phát triển đề ra: giải pháp về vốn đầu tư, giải pháp về thu hút lao động, đào tạo nguồn nhân lực, về khoa học công nghệ, về môi trường…
5.4. Các ngành Thương mại, Du lịch và Dịch vụ
5.4.1. Thương mại
5.4.1.1.Thương mại nội địa
Quan điểm, mục tiêu phát triển thương mại; các chỉ tiêu phát triển chủ yếu như: tổng mức bán lẻ hàng hóa; thị trường, kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh.
5.4.1.2. Thương mại quốc tế
Định hướng các sản phẩm (thị trường) xuất khẩu chủ lực, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của tỉnh.
5.4.2. Du lịch
Quan điểm, mục tiêu phát triển chủ yếu; hạ tầng ưu tiên đầu tư; giải pháp phát triển cho ngành du lịch. Tập trung vào các chỉ tiêu phấn đấu sau:
- Lượt khách du lịch (nội địa và quốc tế), số ngày lưu trú bình quân, doanh thu du lịch.
- Bố trí mạng lưới nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng phục vụ du lịch.
- Phát triển thị trường du khách, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch.
- Định hướng phát triển các khu, điểm du lịch và các tuyến du lịch.
5.4.3. Dịch vụ
5.4.3.1. Dịch vụ thương mại
5.4.3.2. Dịch vụ tài chính, ngân hàng
5.4.3.3. Dịch vụ vận tải
5.4.3.4. Dịch vụ thông tin, truyền thông
5.4.3.5. Các ngành dịch vụ khác: Bảo hiểm, vận tải, dịch vụ tư vấn, công nghệ thông tin, cung ứng vật tư kỹ thuật…
Với từng ngành, lĩnh vực sẽ tập trung vào các nội dung như: xây dựng hệ thống các quan điểm, mục tiêu phát triển chủ yếu; các hạ tầng ưu tiên đầu tư; giải pháp phát triển của ngành.
6. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội
6.1. Về lao động, việc làm
6.1.1. Lao động, việc làm
Từ phương án phát triển dân số đã chọn (được xây dựng và luận chứng ở mục xây dựng và lựa chọn các phương án tăng trưởng) xây dựng các phương án phát triển về lao động, việc làm, bao gồm chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế, năng suất lao động, đóng góp của lao động vào tăng trưởng kinh tế.
6.1.2. Phương hướng đào tạo nguồn nhân lực
Xác định mục tiêu, phương hướng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu làm việc cho các ngành trong nền kinh tế, phục vục cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Huy động các nguồn lực, cơ chế chính sách, xã hội hóa nhằm phát triển nhanh đào tạo nghề cho người lao động nói chung và lao động khu vực nông thôn nói riêng.
6.1.3. Các giải pháp chủ yếu
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu về phát triển lao động, việc làm, nhân lực chất lượng cao.
6.2. Giáo dục và đào tạo
6.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
6.4. Văn hóa, thông tin, thể thao
6.5. Giảm nghèo và các vấn đề an sinh xã hội khác
6.6. Các vấn đề xã hội khác
Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực xã hội: giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, văn hóa, thông tin, thể thao và giảm nghèo và các vấn đề an sinh xã hội… tập trung vào các nội dung: quan điểm, mục tiêu phát triển chủ yếu; danh mục các dự án đầu tư ưu tiên; các giải pháp phát triển: xã hội hóa, cơ chế, chính sách, huy động vốn đầu tư toàn xã hội, liên kết, hợp tác…
7. Định hướng phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường
7.1. Khoa học, công nghệ
7.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển
Xác định các quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển chủ yếu cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.
7.1.2. Giải pháp phát triển
Đề xuất các chương trình, dự án, các giải pháp phát triển nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra.
7.2. Bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu
Xác định phương hướng, mục tiêu phát triển về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
8. Định hướng phát triển KT-XH kết hợp với đảm bảo AN-QP
9. Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
9.1. Hạ tầng kỹ thuật
9.1.1. Hạ tầng giao thông
Định hướng phát triển; xác định danh mục các dự án hạ tầng ưu tiên đầu tư: quốc lộ, đường tỉnh, giao thông đô thị, giao thông nông thôn; tuyến nào nâng cấp, sửa chữa; tuyến nào dự kiến mở mới…
Đề ra lộ trình phát triển cụ thể về hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải như: hệ thống kho bãi, kho tàng, logistics…
Các giải pháp cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải.
9.1.2. Hạ tầng thủy lợi
Quan điểm và định hướng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Dự kiến các công trình trọng điểm xây dựng, nâng cấp các hồ đập; cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương; dự báo khả năng tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi.
Xây dựng danh mục các dự án thủy lợi ưu tiên đầu tư.
Các giải pháp đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi.
9.1.3. Hạ tầng thông tin
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng ngành bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu.
Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư.
Các giải pháp phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
9.1.4. Hạ tầng cung cấp điện
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu.
Đầu tư phát triển mới và cải tạo hệ thống lưới điện trung, hạ thế và trạm điện. Dự báo sản lượng điện tiêu thụ, điện thương phẩm.
Danh mục các dự án hạ tầng ưu tiên đầu tư.
Các giải pháp phát triển hạ tầng ngành điện.
9.1.5. Hạ tầng cấp, thoát nước và xử lý môi trường
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng cấp nước sạch khu vực thành thị và nông thôn. Các chỉ tiêu phát triển ngành cấp nước: số lượng nhà máy cấp nước, tổng công suất, lượng nước cấp, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch…
Định hướng phát triển hệ thống thoát nước khu vực thành thị và nông thôn, khu, cụm công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp, khu/điểm du lịch.
Quy hoạch các điểm tập kết, trung chuyển, xử lý rác, chất thải…
Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư về cấp, thoát nước, rác thải, vệ sinh môi trường.
Các giải pháp phát triển hạ tầng cấp, thoát nước, rác thải, vệ sinh môi trường.
9.2. Hạ tầng xã hội: (y tế, giáo dục, văn hóa, nghĩa trang)
9.3. Định hướng thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
10. Định hướng phát triển không gian theo lãnh thổ
10.1. Quy hoạch sử dụng đất
Quan điểm về bố trí sử dụng đất của tỉnh.
Dự báo cơ cấu sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh.
10.2. Định hướng phát triển đô thị
Định hướng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn. Dự kiến nâng cấp, thành lập mới các đô thị trên địa bàn tỉnh.
Dự báo quy mô dân số đô thị, tỷ lệ đô thị hóa.
10.3. Định hướng phát triển và phân bố dân cư nông thôn
Xác định các mô hình phân bố dân cư nông thôn. Quy hoạch xây dựng xã theo mô hình nông thôn mới, để đảm bảo về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; hình thành các vùng chuyên canh lớn, cánh đồng lớn phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.
Sắp xếp, tổ chức dân cư theo mô hình tập trung. Quy hoạch, cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật nhất là giao thông, cấp nước, cấp điện theo xu hướng tiếp cận nếp sống đô thị.
10.4. Định hướng phát triển các đơn vị hành chính
Định hướng phát triển đơn vị hành chính: thành lập thêm các đơn vị hành chính mới trực thuộc tỉnh: thị xã, thành phố, huyện mới; nâng cấp đơn vị hành chính từ cấp huyện lên cấp thị xã hoặc từ cấp thị xã lên thành phố…
10.5. Phân bố không gian du lịch
10.6. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo không gian
10.6.1. Phát triển kinh tế vùng Đông trường Sơn, Tây trường Sơn,
10.6.2. Phát triển vùng kinh tế trung tâm tỉnh
11. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
(Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nêu trên có phân kỳ 5 năm: 2020, 2025, 2030)
PHẦN THỨ BA
Các giải pháp thực hiện Quy hoạch
1. Nhóm các giải pháp huy động vốn đầu tư
1.1. Dự báo nhu cầu vốn và cơ cấu vốn đầu tư
1.2. Định hướng sử dụng vốn đầu tư phát triển
1.3. Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư
1.3.1. Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
1.3.2. Đối với các nguồn vốn tín dụng của nhà nước
1.3.3.  Đối với vốn của doanh nghiệp và dân cư
1.3.4. Đối với các nguồn vốn nước ngoài
1.4. Giải pháp về quy hoạch, đầu tư theo chương trình, dự án trọng điểm
1.5. Xúc tiến đầu tư và thu hút vốn đầu tư trong nước, nước ngoài.
2. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính và huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế
3. Giải pháp khoa học và công nghệ
4. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài
5. Giải pháp về môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu, giải pháp về tăng cường hợp tác liên tỉnh, liên vùng và mở rộng thị trường với bên ngoài
6. Giải pháp bảo đảm an ninh xã hội gắn với phát triển kinh tế
7. Đề xuất chính sách riêng (đặc thù) của tỉnh
8. Giải pháp về tổ chức thực hiện Quy hoạch
8.1. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy quản lý Nhà nước về thực hiện Quy hoạch
8.2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
PHẦN THỨ TƯ
Kết luận và kiến nghị
 
 
 
Phụ lục 1: Các yếu tố, điều kiện phát triển
1. Vị trí địa lý kinh tế và các đặc điểm về tài nguyên tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý kinh tế
1.2. Khí hậu
1.3. Đặc điểm địa hình - địa chất
1.4. Tài nguyên nước và đặc điểm thủy văn
1.5. Tài nguyên khoáng sản
1.6. Tài nguyên thủy sản
1.7. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
1.8. Tài nguyên rừng
1.9. Tài nguyên cảnh quan
1.10. Tài nguyên nhân văn
1.11. Đánh giá tổng hợp về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư và nguồn lao động
2.1. Dân số
2.2. Phân bố dân cư
2.3. Lao động, việc làm
Phụ lục 2: Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước đối với quá trình phát triển KT-XH của tỉnh Gia Lai
1. Bối cảnh quốc tế tác động đến định hướng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh trong thời kỳ tới
2. Bối cảnh quốc tế, khu vực
3. Tác động của bối cảnh trong nước và vùng
3.1. Bối cảnh phát triển của quốc gia
3.2. Bối cảnh của vùng
    4. Tác động của biến đổi khí hậu
5. Đường lối và chủ trương phát triển của quốc gia - những cơ hội và thách thức đặt ra đối với phát triển vùng
5.1. Chức năng của vùng trong chiến lược phát triển KT-XH chung của cả nước
5.2. Khả năng hợp tác, cạnh tranh của vùng đối với các vùng khác trong cả nước
Phụ lục 3: Điều chỉnh danh mục các dự án ưu tiên đầu tư tỉnh Gia Lai đến năm 2020.
Tài liệu tham khảo.
 
 
 
 

([*]) Theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIV của Gia Lai, tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2016-2020 là từ 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2020 đạt khoảng 54,37 triệu đồng, trong khi theo Quy hoạch tổng thể KT-XH, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2016-2020 tăng 12,4%/năm, GDP/người là 72,2 triệu đồng. 



Chung nhan Tin Nhiem MangCopyright © 2012 Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Hữu Quế
Giấy phép số:04 /GP-TTĐT  của Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai, Cấp ngày 22/6/2021.
Phát triển bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Gia Lai.
Địa chỉ: 02 Hoàng Hoa Thám, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (0269) 382-4414  /  Fax: (0269) 382-3808 - Email: skhdt@gialai.gov.vn
      Trang chủ     |   Tin tức   |   Liên hệ   |   Mobile   |   Site map