GIA LAI TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU

Default news teaser image

GIA LAI TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ
  1. THÔNG TIN CHUNG
- Gia Lai là một tỉnh miền núi - biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên Việt Nam.
- Phía Bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.
- Nhiệt độ trung bình từ 22 – 25oC; Độ cao từ 700m – 800m so với mặt nước biển.
 - Diện tích trên 15.510,013 km2
 - Dân số toàn tỉnh trên 1,56 triệu người với 44 dân tộc sinh sống.
 - Hành chính: 17 đơn vị hành chính (1 thành phố, 2 thị xã, 14 huyện). Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh.
- Giao thông đường bộ: Quốc lộ 14 (Đường Hồ Chí Minh) nối với Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng, Quốc lộ 25 nối với Phú Yên và các tỉnh Nam Trung Bộ, Quốc lộ 19 nối cảng biển Quy Nhơn với Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, thông qua Campuchia, các tỉnh Nam Lào và Thái Lan.
-  Giao thông hàng không: Cảng hàng không Pleiku đạt tiêu chuẩn 4C, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay tầm trung Airbus 320, Boing 727. Hiện nay, mỗi ngày có gần 10 chuyến bay đến các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn trên toàn quốc như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vinh.
TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH
  1. Du lịch:
Tỉnh Gia Lai có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp hùng vĩ, nhiều di tích văn hóa-lịch sử tiêu biểu. Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể, đại diện của nhân loại; Cao nguyên Kon Hà Nừng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới; Khu khảo cổ Rộc Tưng – Gò Đá An Khê mới được phát hiện làm thay đổi nhiều nhận thức về lịch sử hình thành các cộng đồng dân cư ở Việt Nam và vị trí của nó trong bản đồ phát triển nhân loại; Quần thể di tích Quốc gia Tây Sơn Thương đạo được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Bên cạnh đó, Gia Lai có nhiều điểm tham quan du lịch như: Biển Hồ, hồ Ia ly, hồ Ia Băng, hồ Ayun Hạ, thác Phú Cường, thác Hang Dơi, thác 50, thác Mơ, Công viên Văn hoá Đồng Xanh, vườn quốc gia Kon Ka Kinh và khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng…
Gia Lai miền đất của Lễ hội, Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Lễ hội Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh), Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (Vua lửa)- huyện Phú Thiện, Lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi Đống đa và Hội cầu huê vào ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch (thị xã An Khê), Lễ hội đau thuyền độc mộc trên sông Pô Cô (huyện Ia Grai)… thu hút đông đảo du khách trong những năm gần đây.
        2. Nông nghiệp: Diện tích tự nhiên rộng lớn, đất đỏ Ba Zan phì nhiêu khoảng 845.000 ha, khí hậu ôn hòa, Gia Lai rất phù hợp cho việc phát triển đa dạng cây trồng và vật nuôi, nhất là phát triển cây công nghiệp dài ngày, kinh doanh tổng hợp nông lâm và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và thủy sản.
- Tổng diện tích cây hàng năm 311.571,3 ha: Nhóm cây lương thực đạt 113.125 ha; nhóm cây tinh bột có củ đạt 86.148 ha; nhóm cây thực phẩm đạt 56.258 ha; nhóm cây công nghiệp ngắn ngày đạt 44.609 ha; diện tích cây hàng năm khác đạt 11.431 ha.
 - Tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày đạt 222.780 ha, cụ thể:
+ Cao su tổng số 88.650 ha,năng suất 15,6 tạ/ha, tổng sản lượng 123.750 tấn;
+ Cà phê tổng số 98.395 ha, năng suất đạt 29,4 tạ/ha, sản lượng 257.480 tấn;
+ Chè tổng số 690 ha, năng suất 125 tạ/ha, sản lượng 8.610 tấn;
+ Hồ tiêu 13.673 ha, năng suất 37,6 tạ/ha, sản lượng 49.470 tấn.
+ Điều 21.372 ha, năng suất 9,7 tạ/ha, sản lượng 17.150 tấn.
 - Cây ăn quả 21.375 ha.
- Cây dược liệu: 1.958 ha
- Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm: Toàn tỉnh hiện có 3.977 hộ nuôi trâu, 79.907 hộ nuôi bò; 37.276 hộ nuôi heo. Trang trại chăn nuôi có 409 trại gồm: 83 trại bò, số lượng 44.246 con; 237 trại heo, số lượng 152.083 con; 87 trại gia cầm, số lượng 1.108.034 con; 2 trại dê, số lượng 800 con.
Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đến 31/12/2021: Đàn trâu 14.411 con; đàn bò 434.170 con; đàn heo 462.000 con; đàn gia cầm 4.000.000 con. Sản phẩm chăn nuôi đạt: Thịt trâu, bò hơi 45.090 tấn; thịt heo hơi 61.000 tấn; thịt gia cầm hơi 15.100 tấn.
 - Về nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi trồng và khai thác 15.390 ha, (trong đó, diện tích nuôi 1.590 ha; diện tích khai thác 13.800 ha). Tổng sản lượng 7.793 tấn (trong đó, sản lượng nuôi trồng 4.386 tấn; sản lượng khai thác 3.407 tấn). Số lượng giống thủy sản thả nuôi toàn tỉnh đạt trên 3 triệu con giống.
 Nhìn chung, năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều đạt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ.
- Sản phẩm đạt OCOP có 214 sản phẩm.
- Tỉnh có có 358 HTX, trong đó 279 Hợp tác xã nông nghiệp.
- Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ, Nhật, Thái Lan; Singapore, Campuchia và Lào.
  1. Công nghiệp:
Với vùng nguyên liệu đa dạng các loài cây trồng nhiệt đới là tiềm năng để phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông lâm sản.
- Có 3 khu công nghiệp: KCN Trà Đa 210 ha, KCN Nam Pleiku 199ha, Khu Công nghiệp tại Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh là 210,1 ha và 12 cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh phể duyệt với tổng diện tích trên 390 ha và hạ tầng tương đối hoàn thiện.
      4. Giáo dục đào tạo:
- 03 phân hiệu đại học; 01 trường cao đẳng Gia Lai; 01 trường cao đẳng sư phạm Gia Lai phát triển thành Phân hiệu Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
- 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: 02 trường cao đẳng, 05 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN), 12 Trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên tỉnh; 02 cơ sở hoạt động GDNN và 220 trung tâm học tập cộng động.
  1. Phát triển kinh tế tập thể:
       5.1. Hợp tác xã:
- Toàn tỉnh có 358 hợp tác xã với trên 17.815 người thành viên và trên 6.475 người lao động.
- Doanh thu bình quân đạt 2.550 triệu đồng/năm; lãi bình quân đạt 92 triệu đồng/năm; thu nhập bình 36 triệu đồng/năm/lao động.
  1.  Tổ hợp tác: có 490 tổ hợp tác với 4.410 tổ viên và 61 nông hội với tổng số 2.025 thành viên.
      5.3. Liên hiệp HTX: Trên địa bàn tỉnh có 02 Liên hiệp HTX với 09 HTX thành viên (Năm 2021 thành lập mới 01 Liên hiệp HTX); với tổng vốn điều lệ là 10.500 triệu đồng; doanh thu bình quân của một Liên hiệp HTX là 381 triệu đồng/năm.
  1. Quỹ tín dụng nhân dân: 06 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động với 7.205 thành viên, vốn điều lệ đăng ký 19.475 triệu đồng, tổng nguồn vốn đạt 327.416 triệu đồng, tổng dư nợ đạt 304.067 triệu đồng, tổng thu nhập của các Quỹ tín dụng Nhân dân đạt 18.352 triệu đồng, lãi bình quân là 445 triệu đồng/ Quỹ tín dụng Nhân dân.
  1. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ
  1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 – 2020:
- 17/17 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch.
- Tốc độ tăng trưởng hằng năm giai đoạn 2016-2020 tăng 7,55%; quy mô nền kinh tế năm 2020 gấp 1,63 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người đạt 51,9 triệu đồng, tăng 51,2% so với năm 2015; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 13,95%/năm, đến cuối năm 2020 gấp 1,92 lần so với năm 2015.
         2. Kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2021:
- GRDP tăng 9,71% so với năm 2020.
- Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 4,88%, công nghiệp - xây dựng tăng 21,97%, dịch vụ tăng 1,52%, thuế sản phẩm tăng 64,33%
 - GRDP bình quân đầu người 56,31 triệu đồng.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu 610 triệu USD.
- Thu hút 330.000 lượt khách du lịch, tổng doanh thu du lịch đạt 200 tỷ đồng.
 - 900 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn 9.150 tỷ đồng.
       3..Thu hút đầu tư:
- Năm 2021 có 60 dự án được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký 29. 227 tỷ đồng.
- Có 172 dự án đang được các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, đề xuất dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 67.000 tỷ đồng (trong đó: 31 dự án đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương nghiên cứu, đề xuất dự án; 15 dự án nằm trong danh mục dự án kêu gọi đầu tư tỉnh giai đoạn 2020-2021, đang hướng dẫn nhà đầu tư triển khai lập đề xuất dự án; 126 dự án còn lại đang hoàn thiện các thủ tục để được UBND tỉnh cho chủ trương nghiên cứu dự án)
       4. Cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh:
Trong năm 2021, tỉnh Gia Lai tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ các nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát, thực hiện các dự án trên địa bàn. Các dự án năng lượng tái tạo đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Ban hành tài liệu hướng dẫn quy trình đầu tư dự án.Tổ chức Hội nghị trực tuyến gặp mặt doanh nghiệp và HTX trên địa bàn. Triển khai Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp ở vị trí 26/63 tỉnh thành, đứng thứ 2/5 tỉnh Tây Nguyên.
  1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2022 – 2025
- Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.
- Định hướng phát triển vào một số lĩnh vực trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của tỉnh: lĩnh vực du lịch, lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, lĩnh vực công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông, lâm nghiệp, công nghiệp năng lượng tái tạo…
- Tăng cường xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư, tập đoàn lớn trong nước, các Tập đoàn công nghệ đứng đầu các chuỗi sản xuất, các đối tác có công nghệ cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu…
- Tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường.
 - Đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
- Tiếp tục kêu đầu tư các công trình trọng điểm: Khu du lịch Biển hồ Chư Đăng Ya; Khu du lịch sinh thái hồ Ayun Hạ; Khu công nghiệp công nghệ cao; khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Đường cao tốc quốc lộ 19 (đoạn từ ngã 3 cầu Bà Di đến thành phố Pleiku); nâng cấp các Quốc lộ,...

Quay lại