Tin tức > Vì sự sống còn và phát triển trẻ em > Những trẻ em được sinh ra vào Năm Mới: UNICEF cho biết Việt Nam sẽ đón hơn 4 nghìn trẻ em được sinh

Những trẻ em được sinh ra vào Năm Mới: UNICEF cho biết Việt Nam sẽ đón hơn 4 nghìn trẻ em được sinh ra đúng vào ngày đầu tiên của Năm MớiNhững trẻ em được sinh ra vào Năm Mới: UNICEF cho biết Việt Nam sẽ đón hơn 4 nghìn trẻ em được sinh ra đúng vào ngày đầu tiên của Năm Mới

10/01/2020

Năm 2020, UNICEF kêu gọi lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đầu tư vào đội ngũ nhân viên y tế, nâng cao kiến thức, kỹ năng và trang thiết bị y tế để đảm bảo mọi trẻ em sinh ra đều được sống


Những trẻ em được sinh ra vào Năm Mới:  UNICEF cho biết Việt Nam sẽ đón hơn 4 nghìn trẻ em  được sinh ra đúng vào ngày đầu tiên của Năm Mới
UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

HÀ NỘI, 1 tháng 1 năm 2020  UNICEF ước tính có khoảng 4.259 trẻ em sẽ được sinh ra tại Việt Nam vào ngày đầu tiên của Năm Mới. Số trẻ em này chiếm hơn 1 phần trăm trong tổng số ước tính 392.078 trẻ em được sinh ra đúng vào ngày đầu tiên của Năm Mới trên toàn thế giới.

“Khởi đầu một năm mới và một thập kỷ mới là dịp để chúng ta cùng hi vọng và hoài bão không chỉ cho tương lai của chính chúng ta mà còn cho tương lai của thế hệ mai sau,” Bà Henrietta Fore, Tổng Giám đốc Điều hành UNICEF, chia sẻ. “Hàng năm, cứ mỗi khi lịch chuyển sang tháng 1, chúng ta lại nghĩ tới những triển vọng và tiềm năng của mỗi trẻ em trai và gái khi bắt đầu hành trình cuộc sống của mình – liệu trẻ em có được tận hưởng cơ hội sống này.”

Đảo quốc Fiji ở Thái Bình Dương nhiều khả năng sẽ chào đón đứa trẻ đầu tiên được sinh ra vào năm 2020. Hoa Kỳ sẽ chào đón đứa trẻ cuối cùng được sinh năm trong năm mới. Trên toàn thế giới, hơn một nửa số trẻ em được sinh ra vào Năm Mới dự kiến ở 8 quốc gia:

  1. Ấn Độ — 67.385
  2. Trung Quốc — 46.299
  3. Nigeria — 26.039
  4. Pakistan — 16.787
  5. Indonesia — 13.020
  6. Hoa Kỳ — 10.452
  7. Cộng hòa Dân chủ Congo— 10.247
  8. Ethiopia — 8.493

Cứ đến tháng 1 hàng năm, UNICEF lại hân hoan chào mừng những trẻ em được sinh ra vào đúng Năm Mới, đây như là một ngày đem lại điều tốt lành cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, đối với hàng triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới, ngày các em được sinh ra đời lại kém may mắn và tốt lành. Năm 2018, 2,5 triệu trẻ sơ sinh tử vong ngay trong tháng đầu đời – khoảng một phần ba trong số đó tử vong ngay trong ngày đầu tiên. Phần lớn những trẻ em này tử vong vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được như sinh non, tai biến trong quá trình sinh nở, và nhiễm trùng. Thêm vào đó, có trên  2,5 triệu trẻ sơ sinh tử vong hàng năm.

Hơn ba thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến nhiều tiến bộ rõ rệt trong nỗ lực đảm bảo sự sống còn của trẻ em, số trẻ em dưới năm tuổi tử vong đã giảm hơn một nửa trên toàn thế giới. Tuy nhiên tốc độ giảm tử vong sơ sinh vẫn còn chậm. Năm 2018, tỷ lệ trẻ em sơ sinh tử vong ngay trong tháng đầu tiên chiếm 47 phần trăm tổng số trẻ em tử vong dưới năm tuổi, tăng hơn so với tỷ lệ 40 phần trăm trong năm 1990.

Hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng trong việc cải thiện tỷ lệ sống còn của trẻ em dưới năm tuổi. Từ năm 1990 đến 2018, số trẻ em tử vong trên 1.000 ca sinh sống đã giảm từ 52 xuống còn 21. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên vẫn còn cao, đặc biệt ở một số địa phương như Lai Châu và Kon Tum, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao hơn gấp ba lần tỷ lệ trung bình cả nước.

“Ước tính 47 trẻ sơ sinh tử vong mỗi ngày ở Việt Nam. Phần lớn vì các nguyên nhân có thể phòng tránh được. Những can thiệp đơn giản như đỡ đẻ có kỹ năng, chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh, bắt đầu cho con bú sữa mẹ sớm, và phương pháp chăm sóc Kangaroo cho trẻ sinh non và nhẹ cân có thể cứu mạng sống của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tôi hoan nghênh những nỗ lực to lớn của Bộ Y tế trong việc ưu tiên và tăng cường triển khai những can thiệp hiệu quả này. Tôi kêu gọi cần đầu tư nhiều hơn nữa để những can thiệp này đến được với người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa,” Bà Lesley Miller, Quyền Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam, nhận định.

Chiến dịch Every Child Alive (Mọi trẻ em được sống) của UNICEF kêu gọi cần khẩn trương đầu tư vào đội ngũ nhân viên y tế thông qua đào tạo, tập huấn, trang bị cho những nhân viên y tế thuốc men tốt để đảm bảo rằng mỗi bà mẹ và trẻ sơ sinh đều được trong vòng tay chăm sóc an toàn nhằm phòng ngừa và điều trị những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sinh nở.

“Có quá nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh đang không được chăm sóc từ những cô đỡ hoặc y tá được đào tạo bài bản và trang bị thuốc men đầy đủ, việc này đang để lại những hậu quả rất nặng nề,” Bà Fore nói thêm. “Nếu mọi trẻ em đều được sinh ra trong vòng tay an toàn, chúng ta có thể đảm bảo hàng triệu trẻ em sẽ sống sót trong ngày đầu tiên sau khi sinh và tiếp tục hành trình sống của mình trong thập kỷ này và những năm tiếp theo.”

###

Ghi chú cho Tổng Biên tập

Để lấy số liệu ước tính chưa được làm tròn về số ca sinh của 190 quốc gia trên thế giới, bấm vào đây.

UNICEF hợp tác với World Data Lab về số liệu. Ước tính số trẻ em được sinh ra vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 dựa trên Báo cáo UN’s World Population Prospects (2019). Từ những số liệu này, dự án giải thuật mã hóa của World Data Lab’s (WDL) ước tính số ca sinh mỗi ngày theo quốc gia.  

Bấm vào đây để tải ảnh đi kèm với bài viết này.

Để biết thêm thông tin, mời liên hệ:

  • Samantha Mort, UNICEF Việt Nam +84-24-38500241; +84-966539673; email: smort@unicef.org
  • Nguyễn Thị Thanh Hương, UNICEF Việt Nam, 84-24-38500225; +84-904154678; email: ntthuong@unicef.org
  •                                                                                           Nguồn: Unicef Việt Nam