Tin tức > Chính sách xã hội và quản trị > Cơ hội phát triển trẻ em Gia Lai. Unicef - Sự hỗ trợ kiên trì vì một mục tiêu.

Cơ hội phát triển trẻ em Gia Lai. Unicef - Sự hỗ trợ kiên trì vì một mục tiêu.

29/03/2022
Còn nhớ, những năm đầu trong Chương trình hợp tác giữa Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) và Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Dự án Bạn hữu trẻ em giai đoạn 2012-2016, đã thai nghén một đề án Trung tâm hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Gia Lai.
 
Bên cạnh những hỗ trợ thiết thực về các vấn đề liên quan đến trẻ em trong Kế hoạch phát triển kinh thế xã hội; trong Chăm sóc y tế; trong Giáo dục và Bảo vệ trẻ em … Uniecf đặc biệt quan tâm đến đối tượng là trẻ em khuyết tật.
 
a.jpg




(Bà Nhan Thị Hằng Nga cùng với trẻ khuyết tật tại TTHTPTGDHN Đăl Lăk)


Những ngày trung tuần tháng 10-2014, Hợp phần Giáo dục thuộc Dự án Bạn hữu trẻ em tỉnh Gia Lai đã tổ chức hoạt động: Tham quan, học tập kinh nghiệm tại Trung tâm hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Đăk Lăk. Chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tại Trung tâm, có sự tham gia của 15 thành viên: bà Nhan Thị Hồng Nga - lúc đó là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo - làm trưởng đoàn, phối hợp cùng các sở: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Nội Vụ, Y tế, Văn phòng UBND tỉnh trong thời gian 3 ngày, từ 15-17/10/2014. Đoàn đã được trao đổi, tìm hiểu thông tin về cơ cấu tổ chức, quá trình xây dựng, tổ chức và hoạt động cũng như tham quan thực tế cơ sở vật chất, trường lớp, mọi hoạt động của Trung tâm.
b-(1).jpg
Cuối năm 2014, từ bài học kinh nghiệm qua chuyến tham quan tại tỉnh Đăk Lăk, từ nhu cầu bức bách trong công tác Giáo dục trẻ khuyết tật tại tỉnh Gia Lai, Unicef đã có những tham vấn, hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo Xây dựng đề án Thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Gia Lai (và một đề án chính thức đã được gửi đến các cấp lãnh đạo tỉnh).
 
TT Cấp học Tổng số
 trẻ khuyết tật
Nữ Khuyết tật
 vận động
Khuyết tật
ngôn ngữ
Khuyết tật
nhìn
Khuyết tật
trí tuệ
Tự kỷ Khuyết tật khác Đa
khuyết tật
1 Mầm non 257 109 71 64 39 47 11 12 8
2 Tiểu học 840 369 274 121 103 206 47 35 43
3 THCS 430 155 108 54 38 66 9 135 15
4 THPT 78 20 32 11 5 5 0 21 6
  Cộng 1605 653 485 250 185 324 67 203 72
 
Cấp học Tổng số trẻ trong độ tuổi trên địa bàn Tổng số HS đi học Tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi Tổng số HS khuyết tật đi học Tổng số HS khuyết tật đi học
Hòa nhập Chuyên biệt
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Mầm non 107.706 68.088 355 257   253      
Tiểu học 166.905 155.005 954 840   840      
THCS 116.012 94.501 568 430   430      
THPT 88.722 38.983 127 78   78      
Tổng cộng 479.345 356.377 2004 1605   1605      
(Bảng số liệu trẻ khuyết tật năm học 2014-2015 - Trích Đề án Xây dựng Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Gia Lai)
 
 Thời gian trôi đi giai đoạn dự án 2012-2016 kết thúc, những tâm huyết về một mái nhà chung cho trẻ em khuyết tật vẫn còn bỏ ngõ, khó khăn chồng chất khó khăn trong việc triển khai giáo dục hòa nhập. Trẻ khuyết tật Gia Lai phải theo học tại các cơ sở nuôi dạy trẻ tự phát - các cơ sở này đều do các cá nhân thiện nguyện tổ chức nên chỉ đáp ứng được một bộ phận rất nhỏ trẻ khuyết tật tại thành phố Pleiku. Như cơ sở Nụ Cười tại 35. Bùi Đình Túy - Phường Hoa Lư có hơn 50 trẻ, cơ sở Cô Hồng, 57. Trần Nhật Duật - Phường Ia Kring có 45 trẻ độ tuổi từ 3 đến 20 tuổi, cơ sở Biển Hồ, phường - Yên Thế có 20 trẻ, cơ sở Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể của Cộng Đoàn Pleiku - phường Chi Lăng có 40 trẻ chủ yếu là trẻ dân tộc thiểu số… Trong khi đó, tại các huyện, thị xã hầu như không có cơ sở nào nhận nuôi - dạy trẻ khuyết tật.
c-(2).jpg
  (cơ sở Cô Hồng, 57. Trần Nhật Duật - Phường Ia Kring)
d-(2).jpge-(2).png

(cơ sở Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể - Cộng Đoàn Pleiku - phường Chi Lăng)
f.jpg

(cơ sở Nụ Cười tại 35. Bùi Đình Túy - Phường Hoa Lư)
 
Không xao nhãng công tác giáo dục hòa nhập, Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện giai đoạn 2017-2021 tiếp tục được Unicef hỗ trợ hàng loạt các hoạt động nhằm tạo ra một môi trường sẵn có, giảm dần khoảng cách đến trường cho trẻ khuyết tật, trong đó có thể kể đến như: Tập huấn nâng cao năng lưc cho cán bộ làm công tác Quản lý trường hợp trẻ em thuyết tật; Phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện một số chế độ chính sách cho học sinh vùng khó, trẻ em khuyết tật, hỗ trợ tham vấn vãng gia vận động học sinh có nguy cơ bỏ học ra lớp.
g.png
(Chuyên gia Unicef đánh giá công tác Bảo vệ trẻ em, tại Đăk Trôi, Mang Yang)

l.jpg
(Bà Rcom Sa Duyên - Giám đốc Sỏ LĐ-TB&XH làm việc với các chuyên gia Unicef)

Tập huấn nâng cao năng lực giáo dục hòa nhập cho cán bộ quản lý giáo viên mầm non, tiểu học vùng dự án. Báo cáo viên tại lớp tập huấn là: Ts. Trần Thị Bích Ngọc - Khoa Giáo dục đặc biệc - ĐHSP HN và Th.s. Trương Thị Thi - Trung tâm giáo dục hòa nhập tỉnh Quảng Ngãi. Qua lớp tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên nhận biết được như thế nào là khiếm thính, khiếm thính mức độ can thiệp; Tự kỷ và 100 bài can thiệp/ bets A (pa); Giáo viên được hướng dẫn cách chơi với trẻ và chia sẻ cho bố mẹ chơi với trẻ khi ở nhà; Hạn chế thấp nhất các trường hợp học sinh giảm chú ý, trơ giác quan… Lập kế hoạch giáo dục hòa nhập, can thiệp và trợ giúp cho trẻ; Trang bị kiến thức phân loại khuyết tật.

m.jpg


n.jpg
Đến cuối năm 2021, báo cáo của Hợp phần bảo vệ trẻ em thuộc Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện, đã thể hiện được những chuyển biến tích cực, tổng số trẻ khuyết tật hiện nay được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, ngày 15/3/2021 của Chính phủ đạt 2.591/3.932 tổng trẻ em khuyết tật, nhưng số trẻ được trợ giúp giáo dục-đào tạo và giáo dục-nghề nghiệp hầu như không có. (bảng số liệu kèm theo)
 
 
 
 
THỐNG KÊ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT  NĂM 2021
Nội dung Tổng số trẻ em Tỷ lệ trẻ em  được trợ giúp Tổng số trẻ em được nhận trợ giúp của Nhà nước Trợ giúp của Nhà nước Trợ giúp bằng các hình thức khác  
 
Trợ giúp xã hội Trợ giúp y tế Trợ giúp giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp Trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn  
Người % Người Người Người Người Người Người  
b 1 2 3 4 5 6 7 9  
Trẻ em khuyết tật 3,932 97.9 3,143 2,591 3,143 0 0 692  
Trẻ em khuyết tật đặc biệt 894 100 894 894 894 0 0 0  
Trẻ em khuyết tật nặng. 1,697 100 1,697 1,697 1,697 0 0 0  
Trẻ em khuyết tật nhẹ. 1,341 93.8 552 0 552 0 0 692  
Các dạng tật 3,932 98 3,143 2,591 3,143 0 0 692  
-Trẻ em  khuyết tật vận động 1,741   1,401 1,090 1,401 0 0 531  
-Trẻ em  khuyết tật nghe, nói 588   493 429 493 0 0 83  
-Trẻ em  khuyết tật nhìn 349   313 253 313 0 0 13  
-Trẻ em  khuyết tật thần kinh, tâm thần 438   428 343 428 0 0 10  
-Trẻ em  khuyết tật trí tuệ 579   357 358 357 0 0 21  
-Trẻ em  khuyết tật khác. 237   151 118 151 0 0 34  
 + Trong đó: Trẻ em tự kỷ 24   18 8 18 0 0 0  
 
Song khi so sánh với báo cáo của Hợp phần Giáo dục, thì số trẻ khuyết tật huy động ra lớp ở các bậc học chưa đáp ứng được nhu cầu:
 
  SỐ LIỆU HỌC SINH KHUYẾT TẬT THAM GIA GIÁO DỤC HÒA NHẬP ĐẦU NĂM HỌC 2021-2022 (THCS-TH-MN)
                       
STT Các phòng GDĐT Tổng số học sinh KT có giấy chứng nhận Số HS KT chưa có giấy chứng nhận
Nam Nữ KT não, vận động Khiếm thính KT nghe, nói Khiếm thị Tự kỷ KT trí tuệ KT khác
1 Thị xã An Khê 33 14 18 2 7 5 2 12 1 13
2 Thị xã Ayun Pa 9 3 6 1   2 2 1   6
3 Huyện Chư Sê 54 39 25 3 13 6 0 37 10 31
4 Huyện Chư Pah 74 41 29 4 12 16 1 42 14 14
5 Huyện Chư Prông 47 30 19 6 15 3 6 20 6 27
6 Huyện Chư Pưh                    
7 Huyện Đak Đoa 30 31 13 4 5 3 0 19 13 18
8 Huyện Đak Pơ                    
9 Huyện Đức Cơ 87 38 23 3 25 10 1 54 10 2
10 Huyện Ia Grai                    
11 Huyện Ia Pa 10 13 13 2 4 1 0 2 1 21
12 Huyện Kbang 27 16 11 6 4 2   17 3 4
13 Huyện Kông Chro 35 27 23 7 6 14 0 10 1 1
14 Huyện Krông Pa                    
15 Huyện Mang Yang 85 41 20 5 14 13 3 63 5 21
16 Huyện Phú Thiện 11 8 9 1 2 2   5   16
17 Thành phố Pleiku 65 46 37 7 5 2 3 15 5 37
TỔNG 567 347 246 51 112 79 18 297 69 211
 
Xoay quanh câu chuyện kể trên, chúng ta có thể thấy tổng thể bức tranh về Giáo dục hòa nhập của tỉnh Gia Lai, như thế này:
+ Số lượng trẻ khuyết tật được huy động đi học tuy đạt khá nhưng chủ yếu là trẻ khuyết tật nhẹ; tỷ lệ trẻ khuyết tật đi học ở cấp THCS, THPT tỷ lệ huy động còn thấp. Hiện tại còn khoảng 400 trẻ khuyết tật, chủ yếu là trẻ khuyết tật dạng nặng (chiếm 18,3% tổng số trẻ khuyết tật của tỉnh) chưa được phát hiện, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc giáo dục đúng mức. Ở những xã vùng sâu, vùng xa, hầu như trẻ khuyết tật chưa có cơ hội đến trường.
+ Chất lượng giáo dục hoà nhập còn ở mức hạn chế, đặc biệt nhiều trẻ khuyết tật chưa được tiếp tục học lên cấp học cao hơn. Những nơi chưa có điều kiện tham gia các lớp tập huấn của dự án chất lượng dạy học hòa nhập còn thấp.
+ Nhiều học sinh khuyết tật lớn tuổi chưa được tiếp tục học nghề và tìm kiếm các cơ hội để có việc làm. Điều đó làm giảm ý chí và nhu cầu cần được giáo dục của trẻ khuyết tật.
- Nguyên nhân của những hạn chế trên là:
+ Thiếu hệ thống tham mưu cho cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp định hướng xây dựng, phát triển công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật. Đặc biệt trong việc giám sát, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập.
+ Thiếu cán bộ hỗ trợ tư vấn chuyên môn cho các lực lượng tham gia giáo dục trẻ khuyết tật, do vậy nhiều trẻ khuyết tật chưa được phát hiện và can thiệp kịp thời để có thể đi học tiểu học hòa nhập đúng độ tuổi. Một bộ phận giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật chưa được tập huấn cơ bản về công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật, nhà trường chưa có được những dịch vụ và hỗ trợ cần thiết trong dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật như: hỗ trợ, tư vấn của chuyên gia chuyên biệt về giáo dục trẻ khuyết tật, về xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân từng dạng trẻ khuyết tật, tư vấn hỗ trợ kỹ năng đặc thù.
+ Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan ở địa phương trong công tác quản lý, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật thực hiện chưa tốt. Nhận thức của cộng đồng, cha mẹ học sinh khuyết tật còn hạn chế, lệch lạc nên chưa tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật phát triển khả năng, tiềm năng của bản thân.
j-(1).jpg
(Bà Rana Jane Flowers – Trưởng Đại diện Unicef thăm xã dự án Kông Lơng Khơng, Kbang)
q.jpg
(Bà Rana Jane Flowers hội kiến cùng lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai)
Một lần nữa, Unicef lại thể hiện sự kiên trì của một Tổ chức uy tín đồng hành cùng tỉnh Gia Lai trong quá khứ và cả trong tương lai - khi chọn mục tiêu Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tât là một trong những mục tiêu của Dự án Tỉnh Bạn hữu trẻ em tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2022-2026 trong nguồn vốn cam kết.
Đồng thời kêu gọi nguồn vận động của các Tổ chức nước ngoài khác, vận động Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn chung tay - cộng lực vì cơ hội phát triển trẻ em. Đặc biệt sớm thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Gia Lai!