Tin tức > Bảo vệ trẻ em > Dự phòng và Chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi ở nhà mùa dịch

Dự phòng và Chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi ở nhà mùa dịch

20/04/2020
Xin chào các gia đình đang ở nhà mùa dịch!... Hôm nay, chương trình sẽ chia sẻ cho các bố mẹ về cách dự phòng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong mùa dịch Covid-19.
Bình thường, thực hành các biện pháp dự phòng chăm sóc sức khỏe cho bé tại nhà đã quan trọng, trong mùa dịch Covid 19 lại càng quan trọng hơn. Bố, mẹ, người chăm sóc trẻ cần chú ý những điểm dưới đây:


  1. Đảm bảo trẻ được đảm bảo các bữa ăn dinh dưỡng hợp lý – Phần này các bố, mẹ bé đã được giới thiệu kỹ trong các buổi trước rồi
  2. Bảo đảm con (nếu dưới 1 tuổi) được tiêm chủng theo lịch của Y tế để phòng bệnh cơ bản Lao, bach hầu, ho à, uốn van, Bại liệt, sởi, Viêm Gan B..). Tránh tập trung đông trong mùa dịch nghuy hiểm, BYT đã có chỉ đạo tạm hoãn các hoạt động tiêm chủng theo lịch trong 15 ngày kể từ đầu tháng 4.2002. Y tế xã phường sẽ tổ chức tiêm bù, và có thể thay đổi cách tổ chức cung cấp dịch vụ theo hướng mang tới gần nhà cho bé như tiêm tại nhà, tại điểm gần nhà.. nên cha mẹ có con tduwowis 1 tuổi (tuổi tiêm chúng) cần để ý hoặc chủ động liên lạc, phối hợp với y tế để dược chăm sóc. Đặc biết ý đảm bảo con được uống vitamin A liều cao/phối hợp tảy giun (trẻ dưới 24 tháng ở 22 tỉnh) trong đợt uống tháng 5 tháng 6 tới.
  3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân  bao gồm rửa tay bằng xà phòng theo đúng cách của bà mẹ trước khi ôm bẫm trẻ, trước khi cho trẻ ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vê sinh; rửa tay co bé sau khi chơi, sau khi tiếp xúc với vật nuôi trong nhà,  Trong điều kiện có thể, tắm rửa thay quần áo cho bé hàng ngày. Vệ sinh cá nhân bao gồm cả chăm sóc rang miệng cho bé với tập trải rang hàng ngày. Với trẻ chưa có rang có thể làm vệ sinh lợi cho trẻ bằng khăn sạch, tay sạch mỗi ngày trước khi trẻ nghủ  
  4. Giữ vệ sinh môi trường: nhà cửa chỗ ở của bé thông thoáng, sạch. Tăng cường lau, tảy trùng (sử dụng các lọ dung dịch tảu trùng) các bề mặt nơi trẻ hay tiếp xúc hàng ngày như mặt bàn, ghế, đồ chơi trẻ hay chơi, tay năm cửa. vệ sinh môi trường còn bao gồm đảm bảo cho trẻ mổi trường không có khói thuốc lá, khói, tiếng ồn, bụi rất độc hại cho bé.
  5. Không cho trẻ ra khỏi nhà, hạn chế trẻ tiếp xúc với nhiều người dể hạn chế nguy cớ trẻ bị lây nhiễm covid (giống như người lớn). điểm này còn hàm nghĩa hạn chế để người ngoài bẫm bế trẻ nhiều nhất là với các trẻ nhỏ tháng.
  6. Trẻ nghủ đủ, lập cho trẻ nếp quen về giờ giấc nghủ đảm bảo trẻ nghủ đủ 10-14 tiếng /ngày  
  7. Trẻ uống nước: 1-2 tuổi: 0.8-0.9 lit/ngày; 2-5 tuổi từ 1-1,2 lit/ngày. Tổng sô trên bao hàm cả sữa, nước hoa quả.. Quan trọng cho trẻ uống chủ động, ương nhiều lần trong ngày và tránh để trẻ bị khát mới cho uống  
  8. Đảm bảo loại các nguy cơ tai nạn thương tích bên trong ngôi nhà của mình. Cha mẹ cần quan sát và xử trí sớm việc cần làm ngay- đảm bảo không có các nghuy cơ tai nặn thương tích bên trong, bên ngoài nhà - xung quanh trẻ (ổ điện, nước sôi, dao kéo, cạnh bàn, độ cao, các chai lọ hóa chất..)
  9. Tăng cường Chơi với bé bày tỏ tỉnh cảm yêu thương – phát triển tỉnh cảm xã hội
  10. Quan sát trẻ phát hiện sớm tất cả các dấu hiệu bé không bình thường để xử lý ngay hoặc đưa trẻ đến với tư vấn của thầy thuốc:
  • Bỏ ăn bỏ chơi, không linh hoạt
  • Gầy, suy mòn (suy dinh dưỡng cấp) -SAM sử dụng thước đo vòng cánh tay
  • Sốt -theo dõi
  • Ho, khó thở - theo dõi
  • Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy khi buổi tối, đêm -oresol
  • Dị ứng phát ban – khám
  • Khóc kéo dài không rõ nguyên nhân – xử trí, khám
Và sau đây, mời các bố mẹ đến với những nội dung tiếp theo của chương trình "Ở nhà mùa dịch"