Tin tức > Bảo vệ trẻ em > 20 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi, bạch hầu, uốn ván trong năm 2018

20 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi, bạch hầu, uốn ván trong năm 2018

18/07/2019

Những ước tính mới cho thấy tỷ lệ tiêm vắc-xin trên thế giới đang bị ngưng trệ do xung đột, bất bình đẳng và thái độ thờ ơ của người dân


C55A1802-(1).jpg
NEW YORK/GENEVA, 15 tháng 7 năm 2019
 – 20 triệu trẻ em trên thế giới, hoặc trong 10 trẻ thì có hơn 1 trẻ, chưa được tiêm vắc xin phòng sởi, bạch hầu, uốn ván trong năm 2018, theo số liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).
Có tới 60% số trẻ em chưa được tiêm vắc xin thuộc 10 quốc gia, trong đó khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có 3 quốc gia: Indonesia (1 triệu); Philippines (750.000) và Việt Nam (390.000).
Trên thế giới, từ năm 2010, tỷ lệ tiêm phòng ba liều vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTP3) và một liều vắc xin sởi đã chững lại ở mức 86%. Tỷ lệ này tuy là cao nhưng vẫn chưa đủ. Cần phải đạt được độ bao phủ tiêm chủng 95% trên thế giới, ở tất cả các quốc gia, các cộng đồng, mới có thể chống lại được sự bùng phát của những bệnh có thể phòng tránh được nhờ vắc- xin.
“Vắc-xin là một trong bốn công cụ quan trọng nhất để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và bảo vệ thế giới an toàn,” Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO.
Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng “Mặc dù hiện nay phần lớn trẻ em đã được tiêm chủng, nhưng vẫn còn nhiều trẻ em khác bị bỏ lại phía sau. Thực tế này không thể chấp nhận được, vì những trẻ em có nguy cơ cao nhất như trẻ em nghèo nhất, thiệt thòi nhất, những trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc trẻ di cư, chinh là những trẻ em liên tục bị bỏ sót không được tiêm chủng." 
Phần lớn những trẻ em chưa được tiêm chủng sống ở các quốc gia nghèo nhất, và rải rác ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột.
Nếu những trẻ em này bị ốm, các em sẽ có nguy cơ chịu những hậu quả nghiêm trọng nhất về sức khỏe, và ít có khả năng được điều trị và chăm sóc nhất.
Sự bùng phát bệnh sởi cho thấy những thiếu sót lớn trong công tác tiêm chủng trong nhiều năm qua.
Vẫn còn có sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận với vắc-xin ở các quốc gia, cho dù là ở quốc gia thu nhập cao hay thu nhập thấp. Điều này đã dẫn đến việc dịch sởi bùng phát mạnh ở nhiều nơi trên thế giới – cả ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao.
Năm 2018, trên thế giới có gần 350.000 ca nhiễm sởi, gần gấp đôi so với năm 2017.
“Sởi là một chỉ số thực cho thấy những khu vực nào chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa để chống lại những bênh có thể phòng tránh được,” Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF.
Bà Henrietta Fore chia sẻ thêm “Vì sởi là một bệnh lây nhiễm cao, dịch sởi bùng phát tấn công những cộng đồng chưa được tiêm chủng đầy đủ do không tiếp cận được, chi phí cao hoặc, ở một số nơi, do thái độ thờ ơ thấy không cần thiết của người dân. Chúng ta cần phải cố gắng hết sức để tiêm chủng được cho mọi trẻ em.”
Mười quốc gia có tỷ lệ ca nhiễm sởi cao nhất (2018) Mức độ bao phủ tiêm vắc-xin sởi liều một (2010) Mức độ bao phủ tiêm vắc-xin sởi liều một (2018)
1. Ukraine 56 91
2. Cộng hòa Dân chủ Công Gô 74 80
3. Madagascar 66 62
4. Liberia 65 91
5. Somalia 46 46
6. Serbia 95 92
7. Georgia 94 98
8. Albania 99 96
9. Yemen 68 64
10. Romania 95 90
Ukraine dẫn đầu danh sách các quốc gia có số ca nhiễm sởi cao nhất năm 2018. Hiện nay, mặc dù Ukraine đã tiêm chủng được cho hơn 90% trẻ sơ sinh, độ bao phủ tiêm chủng đã từng ở mức thấp trong một vài năm, khiến cho một số lượng lớn trẻ em lớn và người lớn có nguy cơ.
Một số quốc gia khác có tỷ lệ ca nhiễm cao và độ bao phủ tiêm chủng cao vẫn có những nhóm người dân chưa được tiêm vắc-xin sởi. Điều này cho thấy độ bao phủ tiêm chủng vẫn thấp và một số cộng đồng người dân không được tiêm chủng có thể khiến dịch bệnh gây tử vong bùng phát.
Lần đầu tiên, chúng ta có số liệu về độ bao phủ tiêm chủng ngừa HPV
Lần đầu tiên, chúng ta có số liệu về độ bao phủ của vắc-xin chống HPV, bảo vệ các em gái khỏi nguy cơ ung thư cổ tử cung. Tính đến năm 2018, ở 90 quốc gia có 1/3 số trẻ em gái trên Thế giới sinh sống, đã đưa vắc-xin HPV vào chương trình tiêm chủng quốc gia, trong đó chỉ có 13 quốc gia có thu nhập thấp. Điều này có nghĩa là những trẻ em có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ung thư cổ tử cung lại có ít khả năng nhất được tiêm vắc-xin.
Cùng với các đối tác như Gavi, Liên minh Vắc-xin (Vaccine Alliance), WHO và UNICEF đang hỗ trợ các quốc gia nâng cao hệ thống miễn dịch và ứng phó dịch bệnh bùng phát, bao gồm tiêm chủng cho tất cả trẻ em theo lịch tiêm chủng định kỳ, tổ chức thực hiện những chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp, và tập huấn và trang bị kiến thức cho cán bộ y tế coi đây là một phần thiết yếu trong công tác đảm bảo chăm sóc y tế ban đầu có chất lượng
######
Xem ảnh và broll tại đây. Xem số liệu năm 2018 tại đây.  Số liệu năm 2018 sẽ được công bố lúc 09.00 EST ngày 15 tháng 7.
Về số liệu
Từ năm 2000, hàng năm, WHO và UNICEF cùng đưa ra các ước tính về độ bao phủ tiêm chủng quốc gia đối với các Quốc gia Thành viên. Ngoài việc đưa ra các ước tính về độ bao phủ tiêm chủng năm 2018, quá trình này của WHO và UNICEF cũng giúp điều chỉnh lại toàn bộ lịch sử số liệu tiêm chủng và thay thế bằng những thông tin mới nhất. Số liệu điều chỉnh năm 2018 bao gồm những ước tính trong suốt 39 năm qua, từ năm 1980 đến năm 2018. Độ bao phủ vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTP3) được dùng như một chỉ số đánh giá tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng và được tính toán cho trẻ em dưới một tuổi. Ước tính số lượng trẻ em được tiêm chủng được tính toán trên cơ sở số liệu dân số từ báo cáo Triển vọng dân số thế giới 2019 (World Population Prospects) của Liên Hợp Quốc.
Về WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, lãnh đạo toàn cầu về sức khỏe cộng đồng. Thành lập năm 1948, WHO hoạt động tại 194 Quốc gia Thành viên, trên 6 khu vực và có hơn 150 văn phòng, thúc đẩy y tế, sức khỏe, giữ cho thế giới an toàn và phục vụ những người dễ bị tổn thương. Mục tiêu của WHO giai đoạn 2019-2023 là đảm bảo rằng thêm một tỷ người dân nữa được bao phủ y tế toàn dân, bảo vệ thêm một tỷ người dân nữa khỏi các vấn đề sức khỏe khẩn cấp, đem lại cho thêm một tỷ người dân nữa sức khỏe và hạnh phúc hơn. Ghé thăm trang web của chúng tôi www.who.int. Theo dõi WHO trên FacebookTwitterYouTubeInstagram
Về UNICEF
UNICEF hoạt động tại những nơi khó khăn nhất trên thế giới, để tiếp cận được với những trẻ em thiệt thòi nhất thế giới. Có mặt tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, chúng tôi làm việc vì mọi trẻ em, ở bất kỳ nơi đâu, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Để biết thêm thông tin về UNICEF và các hoạt động, xin mời ghé thăm www.unicef.org.
Đồng hành cùng UNICEF Việt Nam trên  FacebookInstagram and Twitter 
Cần thêm thông tin, mời liên hệ: