Thực hiện công tác đối thoại với doanh nghiệp định kỳ năm 2018, dự kiến vào sáng thứ 5, ngày 19/7/2018, tại Hội trường 2/9, tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 nhằm tăng cường hoạt động giao lưu, đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh với các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từng bước tạo môi trường kinh doanh thông thoáng lành mạnh.
Để phục vụ cho công tác giải đáp kiến nghị của doanh nghiệp tại Hội Nghị, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tổng hợp các ý kiến của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và gửi các Sở, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trả lời như sau:
1/ Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Câu hỏi 1.
Thời gian qua lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh đã đạt những kết quả tiến bộ rõ rệt tuy nhiên vẫn còn tồn tại những trường hợp về thủ tục kéo dài thời gian, một số dự án chậm triển khai do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và những nguyên nhân chủ quan khác, từ đó có sự lan truyền thông tin chưa tốt, ảnh hưởng đến tâm lý của DN. Trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết công tác kêu gọi –thu hút đầu tư cần phải được thực hiện như thế nào để thật sự chuyên nghiệp hóa, đảm bảo thời gian qui định, hài lòng các nhà đầu tư?
Trả lời:
Trong thời gian tới để công tác kêu gọi – thu hút đầu tư thật sự chuyên nghiệp hóa, đảm bảo thời gian quy định, hài lòng nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chuẩn bị tốt những nội dung sau:
1. Tiếp tục tập trung cho công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và công khai quy trình hướng dẫn thủ tục đăng ký để các nhà đầu tư hiểu rõ hơn và chủ động lập thủ tục đăng ký. Cụ thể như sau:
- Tiếp tục phối hợp với các địa phương để rà soát, công khai danh mục dự án kêu gọi đầu tư; quy định rõ các dự án phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hoặc đấu giá quyền sử dụng đất để nhà đầu tư chủ động nghiên cứu.
- Trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương, Sở sẽ xây dựng quy trình hướng dẫn các thủ tục hồ sơ đăng ký đầu tư theo các hình thức (PPP, dự án sử dụng đất có giá trị thương mại cao, dự án hiện thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất) để niêm yết công khai tại Sở và đăng trên Website của Sở. Đồng thời tăng cường công tác dịch vụ công để hỗ trợ và hướng dẫn nhà đầu tư hoàn chỉnh đầy đủ các thủ tục hồ sơ trước khi nộp hồ sơ 01 cửa của Sở Kế hoạch Đầu tư.
- Đối với những trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất hoặc không phù hợp với lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh thì Sở sẽ có văn bản trả lời ngay để nhà đầu tư không phải chờ đợi.
- Đối với những dự án thuộc danh mục kêu gọi đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt, dự án không thuộc trường hợp phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hoặc đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng đã phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch thì nhà đầu tư lập thủ tục đăng ký để cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, không phải trình xin chủ trương khảo sát, lập dự án.
2. Tăng cường công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch để thực hiện các dự án kêu gọi đầu tư:
Trong thời gian qua, Sở KH&ĐT đã phối hợp cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, các địa phương tiến hành khảo sát các quỹ đất thực hiện kêu gọi đầu tư cần phải GPMB. Qua đó, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương ứng vốn từ Quỹ phát triển đất để các địa phương chủ động triển khai GPMB. Trong thời gian tới tiếp tục rà soát một số danh mục dự án cấp thiết theo trình tự ưu tiên để đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương nhanh chóng GPMB sạch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Câu hỏi 2.
DN cần biết công tác đấu thầu của tỉnh ta hiện nay có mặt mạnh và mặt yếu gì? Tình hình thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng theo Thông tư 07/2015/BKHĐT&BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính tiến triển tới đâu?
Trả lời:
1. Kết quả thực hiện đăng tải thông tin trong đấu thầu:
Thực hiện Thông tư liên tích số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng, hầu hết các gói thầu trên địa bàn tỉnh được các Chủ đầu tư thực hiện việc đăng tải thông tin trên Hệ thống đấu thầu quốc gia như: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Thông báo chào hàng cạnh tranh, thông báo mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Việc đăng tải thông tin cơ bản thuận lợi, giảm thiểu thủ tục không cần thiết; tuy nhiên, công tác tra cứu, tìm kiếm các nội dung đăng tải gặp nhiều khó khăn như: khó tra cứu các thông tin đăng tải trước đó hơn 01 tháng, nội dung tìm kiếm phải đúng ký tự in hoa hoặc in thường theo nội dung đã đăng tải…
2. Kết quả thực hiện việc lựa chọn nhà thầu qua mạng:Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các Chủ đầu tư, trong năm 2017đã tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tổng số 55 gói thầu:
- Theo lĩnh vực đấu thầu: mua sắm hàng hóa: 07 gói; xây lắp: 48 gói.
- Theo hình thức lựa chọn nhà thầu: Rộng rãi trong nước: 12 gói; chào hàng cạnh tranh: 43 gói.
- Tổng giá trị dự toán gói thầu:93134 triệu đồng.
- Tổng giá trị trúng thầu: 88.940 triệu đồng.
- Chênh lệch: 4.194 triệu đồng, đạt tỷ lệ 95,4%.
Tất các các gói thầu đều được đánh giá theo phương pháp giá thấp nhất; không có gói thầu đấu thầu qua mạng nào bị hủy thầu.
Câu hỏi 3:
Ngày 17/4/2018,Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế cho Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013. Tỉnh ta đã triển khai Điều 19 “Trách nhiệm của địa phương” của Nghị định này như thế nào?
Trả lời:
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (có hiệu lực thi hành ngày 17/4/2018).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức 01 Hội nghị triển khai NĐ 57 (22/6/2018), đồng thời lấy ý kiến Dự thảo Thông tư hướng dẫn NĐ 57 và dự kiến sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 57 tập trung chủ yếu vào hướng dẫn lập kế hoạch hỗ trợ đầu tư, giám sát đầu tư và chế độ báo cáo thực hiện Nghị định số 57/2018/NÐ-CP, có liên quan đến các nhiệm vụ địa phương phải triển khai quy định tại Điều 19 Nghị định 57 (Ban hành quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, lập kế hoạch hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp,…). Do đó, để đủ cơ sở triển khai NĐ 57, hiện phải chờ đến khi Thông tư hướng dẫn được ban hành.
Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức rà soát, phối hợp với các Sở, ngành lập Danh mục dự án thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trình UBND tỉnh phê duyệt; và dự kiến tổ chức công bố vào chương trình hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 của tỉnh Gia Lai.
Câu hỏi 4.
Ngày 08/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP, ngày 11/3/2018 Quy định chi tiết về đầu tư cho DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Đề nghị tỉnh cho biết việc triển khai 2 Nghị định này như thế nào?
Trả lời:
Triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP, ngày 11/3/2018 Quy định chi tiết về đầu tư cho DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh đã chỉ đạo và triển khai các nội dung:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 09/7/2018 về việc triển khai Chương trình khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018-2020, theo đó các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai một số nhiệm vụ được giao để hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân khởi nghiệp, phát triển.
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh triển khai Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành triển khai tham mưu Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, Kế hoạch hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, Đề án Hỗ trợ DNNVV, cơ chế đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, các nội dung hỗ trợ DNNVV: tiếp cận tín dụng, mặt bằng sản xuất, thuế, mở rộng thị trường, Hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung, hỗ trợ thông tin, phát triển nguồn nhân lực.
Câu hỏi 5.
Tỉnh ta có nhiều DN xuất khẩu trong lĩnh vực nông lâm sản nhưng chưa có DN kinh doanh dịch vụ Logictics để giúp cho DN giảm chi phí. Tỉnh đã có kế hoạch kêu gọi đầu tư về lĩnh vực này như thế nào?
Trả lời:
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2016 tỉnh Gia Lai đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Công ty CP Vinalines logistics Việt Nam dự án “ Cảng cạn (IDC) hoặc Trung tâm phân phối hàng hóa tại khu công nghiệp Nam Pleiku” với diện tích khoảng 10ha.
2/ Sở Nội vụ:
Câu hỏi:
Tỉnh có tổng hợp đánh giá trực tiếp sự “hài lòng” hoặc “không hài lòng” của DN và người dân sau khi làm các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chưa? Nếu chưa, việc tổ chức đánh giá như thế nào và biện pháp chấn chỉnh nếu có nhiều DN “không hài lòng”?
Trả lời:
1. Khảo sát sự hài lòng do tỉnh thực hiện
- Xây dựng và triển khai “Phần mềm đánh giá sự hài lòng của tổ chức, công dân đối với cán bộ, công chức và các cơ quan hành chínhtrên địa bàn tỉnh Gia Lai”
Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Phần mềm đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cán bộ, công chức và cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai,phần mềm đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2016tại địa chỉ
http://dvc.gialai.gov.vn(tích hợp vào Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của tỉnh). Thực hiện văn bản số 1627/VP-KGVX ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai phần mềm đánh giá sự hài lòng của công dân, tổ chức, hằng quý, Sở Thông tin và Truyền thôngphối hợp với Sở Nội vụ báo cáo UBND tỉnh tình hình đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công của từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh dựa trên đánh giá của người dân, tổ chức thông qua phần mềm. Sở Thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn các đơn vị, địa phương tích hợp lên các Trang thông tin điện tử, đầu tư thiết bị tại Bộ phận một cửa để phục vụ công dân, doanh nghiệp thực hiện đánh giá. Ngoài ra, cũng đã phối hợp với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền, hướng dẫn công dân, tổ chức sử dụng.
- Triển khai điều tra xã hội học phục vụ xác định Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố
- Năm 2016:Sở Nội vụ đã ban hànhvăn bản số 1096/SNV-CCHC ngày 08/8/2016 về việc hướng dẫn chấm điểm chỉ số CCHC và tổ chức khảo sát lấy ý kiến của người dân, tổ chức về chất lượng phục vụ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Theo đó, đã tổ chức điều traxã hội học 1.800 phiếu đối với người dân, doanh nghiệp (50 người dân, doanh nghiệp/cơ quan, địa phương x 36 cơ quan, địa phương
([1])= 1.800 người/phiếu). Cách thức điều tra: Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả từng cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp phát phiếu điều tra cho người dân, doanh nghiệp có giao dịch hồ sơ TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và tổng hợp phiếu gửi về Sở Nội vụ phục vụ xác định Chỉ số CCHC năm 2016.
- Năm 2017: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 24/8/2017, Sở Nội vụ đã ban hành Quyết định số 546/QĐ-SNV ngày 07/5/2018 về Kế hoạch điều tra xã hội học, phục vụ xác định Chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2017. Theo đó, tổ chức khảo sát 3.295 phiếuđối với 5 nhóm đối tượng
([2])nhằm thu thập những thông tin đánh giá của các cấp, các ngành về kết quả thực hiện công tác CCHCvà khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, công dân tại các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn phục vụ xác định Chỉ số CCHCcủa cấp sở và cấp huyện năm 2017. Trong đó, khảo sát người dân, doanh nghiệp là 2.530 phiếu/3.295 phiếu.Cách thức điều tra: Sở Nội vụ hợp đồng với Bưu điện tỉnh điều tra xã hội học độc lập tại các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Hiện nay, Sở Nội vụđang tổng hợp kết quả điều tra phục vụ việc xác định Chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2017.
Căn cứ vào kết quả điều tra xã hội học để đánh giá thực chất, khách quan kết quả thực hiện công tác CCHC năm 2017 của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đồng thời đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hànhđối với công tác CCHC cũng như đề xuất được các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh như:
2. Khảo sát sự hài lòng do trung ương thực hiện
- Bộ Nội vụ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước” (viết tắt Chỉ số SIPAS)
Thực hiện Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt “Đề án đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017-2020” và Kế hoạch số 5918/KH-BNV ngày 28/9/2017 của Bộ Nội vụ về việc xây dựng “Đề án đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017-2020”,Bộ Nội vụ phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tiến hành điều tra xã hội học năm 2017 độc lập
(các cơ quan của chính quyền địa phương không tham gia quá trình phát phiếu điều tra)tại 63 tỉnh thành với 33.900 phiếu, trong đó các tỉnh Loại I (tỉnh Gia Lai) là 690 phiếu.
Theo kết quả điều tra của Bộ Nội vụ, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của tỉnh Gia Lai là 74,29%. Trong 10 tỉnh Loại I (Cần Thơ, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Gia Lai, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Thanh Hóa) thì Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của tỉnh Gia Lai đứng thứ 9/10, thấp nhất là tỉnh Đăk Lăk (73,09%) và so sánh với 5 tỉnh Tây nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) thì tỉnh Gia Lai đứng thứ 2/5, sau tỉnh Đăk Nông (78,15%). So với 63 tỉnh, tỉnh Gia Lai nằm trong nhóm nửa số tỉnh có chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính thấp hơn chỉ số trung bình cả nước của Bộ Nội vụ đưa ra là 79,76%.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các tổ chức liên quan khảo sát người dân về “Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh năm 2017” (viết tắt là Chỉ số PAPI)
Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Chỉ số PAPI là sản phẩm nghiên cứu hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) cùng với sự hỗ trợ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong cả nước.Đối tượng khảo sát là người dân (chọn ngẫu nhiên) đại diện cho dân số Việt Nam từ 18 tuổi trở lên tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khảo sát về 6 chỉ số nội dung
([3]), 22 chỉ số nội dung thành phần, 92 chỉ tiêu chính, 516 câu hỏi về nhiều vấn đề chính sách của Việt Namnhằm hướng tới cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Theo Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam, thì kết quả Chỉ số PAPI 2017 của tỉnh Gia Lai được tổng số 34,54 điểm/60 điểm tối đa (năm 2016 đạt 34,46 điểm), xếp vào nhóm đạt điểm thấp nhất và xếp vị trí 58/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (năm 2016xếp vị trí 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); trong 6 chỉ số nội dung có 04 chỉ số tăng điểm và 02 chỉ số thấp điểm hơn năm 2016.
Qua kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Sở Nội vụ đã có báo cáo kết quả Phân tích kết quả Chỉ số SIPAS 2017, Chỉ số PAPI và đề xuất các giải pháp để duy trì, cải thiện trong thời gian tới nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai như:
- Xây dựng Chương trình hành động của UBND tỉnh về nâng cao các Chỉ số: PAPI, PAR INDEX, SIPAS giai đoạn 2018-2020; gắn với nâng cao nhận thức và quyết tâm trong hành động; thực hiện đồng bộ với Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020
(ban hành tại Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 của UBND tỉnh) và Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016-2020
(ban hành tại Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh), coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, các cấp trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và chương trình công tác của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021; thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm 2016-2020.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu về các nội dung của Chỉ số PAPI, PAR INDEX, SIPAS gắn với trách nhiệm của các ngành, địa phương, trách nhiệm của người đứng đầu; đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả, thực hiện đổi mới phương thức hoạt động của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và hoạt động của UBND tỉnh.
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công và những quy định của pháp luật liên quan đến cung cấp dịch vụ công; bồi dưỡng “kỹ năng mềm” cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị, địa phương để nâng cao nhận thức, phục vụ nhân dân tốt hơn; thay đổi ứng xử của cơ quan nhà nước và người dân theo tinh thần “thân thiện, lắng nghe, thấu cảm, tận tâm”.
- Quan tâm đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin chính quyền điện tử tiến tới mục tiêu nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ, TTHC tại các cơ quan hành chính nhà nước các cấp và từng bước nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
- Chấp hành nghiêm các quy định về công khai, minh bạch thu, chi ngân sách, việc công khai phải lựa chọn hình thức và vị trí phù hợp để đảm bảo cho người dân có thể đọc được các thông tin trong báo cáo thu, chi của UBND cấp xã.
- Tăng cường trách nhiệm của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ xã, phường, thị trấn trong việc tiếp công dân nhằm giải đáp ý kiến, kiến nghị cho người dân bằng nhiều hình thức khác nhau. Có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp không chấp hành tốt việc giải đáp ý kiến, kiến nghị của người dân khi được phản ánh nhằm đảm bảo việc giải quyết khúc mắc đạt kết quả tốt.
- Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác giải quyết TTHC liên quan đến đời sống người dân như: cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, chứng thực, xác nhận... nhằm đảm bảo sự hài lòng của người dân trong việc giải quyết TTHC tại cơ quan hành chính nhà nước, nhất là ở UBND cấp xã, cơ quan chuyên môn cấp huyện.
3/ Sở Thông tin và Truyền thông:
Câu hỏi 1.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào sản xuất kinh doanh, đăng ký kinh doanh qua mạng đặc biệt là sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của DN tỉnh ta còn rất hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, Sở Thông tin và Truyền thông có kế hoạch khảo sát tình trạng ứng dụng CNTT và hỗ trợ, thúc đẩy DN tăng cường ứng dụng CNTT như thế nào trong thời gian đến?
Trả lời:
Về Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào sản xuất kinh doanh, đăng ký kinh doanh qua mạng, đặc biệt là sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của doanh nghiệp tỉnh ta còn rất hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, Sở Thông tin và Truyền thông có kế hoạch khảo sát tình hình ứng dụng CNTT và hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường ứng dụng CNTT như thế nào trong thời gian đến:
Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, toàn tỉnh đã triển khai được 341 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 117 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tất cả được tích hợp vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại địa chỉ:
http://dvc.gialai.gov.vn. Thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến này, công dân, doanh nghiệp có thể tra cứu thủ tục hành chính; tra cứu tình hình xử lý hồ sơ và đánh giá việc xử lý hồ sơ của cán bộ và cơ quan giải quyết hồ sơ.
Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bưu điện tỉnh và Ngân hàng VietinBank để hỗ trợ công dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Đối với Bưu điện, sẽ hỗ trợ thực hiện việc tiếp nhận, trả hồ sơ và hướng dẫn sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Đối với Ngân hàng VietinBank, sẽ hỗ trợ thực hiện việc thanh toán phí, lệ phí qua mạng.
Đồng thời, các Sở, ban ngành và UBND cấp huyện đã thực hiện tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính qua mạng để tạo thuận lợi cho công dân, doanh nghiệp. Tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, nếu công dân, doanh nghiệp chưa quen việc thực hiện qua mạng, cán bộ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả sẽ hỗ trợ nộp hồ sơ qua mạng.
Trong thời gian đến, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tiếp tục triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công dân, doanh nghiệp. Trước mắt, trong năm 2018 sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh”. Theo tham mưu của Sở TT&TT, UBND tỉnh đã có văn bản giao Sở TT&TT tổ chức Hội thảo "Giáp pháp về xây dựng đô thị thông minh" (đã làm vào ngày 08/6/2017) và giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở TT&TT tổ chức Hội thảo về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, đẩy mạnh thương mại điện tử (trong năm 2018).
Đối với các doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị tiếp tục có các giải pháp phối hợp cụ thể đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế qua mạng, sử dụng các hệ thống phục vụ doanh nghiệp mà tỉnh đã xây dựng (đặc biệt là giao tiếp với Cổng/Trang thông tin điện tử của tỉnh và của các đơn vị, địa phương; sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; việc giải quyết các thủ tục hành chính); đồng thời kịp thời phản ánh các nội dung còn chưa đạt về thực hiện tính minh bạch và hiện đại hóa nền hành chính của các đơn vị, địa phương về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo.
Câu hỏi 2.
Định hướng để DN Gia Lai tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 ?
Trả lời:
Về Định hướng để doanh nghiệp Gia Lai tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:
- Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 2185/UBND-KGVX ngày 15/6/2017 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó, UBND tỉnh có chỉ đạo các Sở, ngành tham mưu các cơ chế chính sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ; các chính sách để phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và các công nghệ tiên tiến khác.
- Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách, kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Đối với các doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị:
+ Cần đổi mới tư duy và thể chế quản lý cho phù hợp, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ để đáp ứng với tốc độ phát triển và hội nhập quốc tế.
+ Cần hạn chế nhập khẩu các công nghệ và thiết bị lạc hậu; tăng cường ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại vào một số lĩnh vực có lợi thế để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, việc đầu tư cho công nghệ thông tin là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
+ Cần quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh
4/ Ngân hàng Nhà nước- Chi nhánh Gia Lai.
Câu hỏi 1:
Hiện nay tàn tỉnh có trên 5.000 hộ và một số doanh nghiệp với diện tích trên 2.600 ha đủ điều kiện tham gia chương trình tái canh cà phê. Nhưng Chương trình này đang gặp khó khăn về nguồn vốn tín dụng, đa số nông dân không còn tài sản thế chấp để vay vốn, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thế chấp ngân hàng vay vốn cho mục đích khác hoặc chưa được cấp. Về phía doanh nghiệp, vốn chương trình này do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, có doanh nghiệp tài sản thế chấp ở ngân hàng Thương mại khác không có gói vay này, cho nên cũng không vay được vốn.
Ngoài ra, về hạn mức cho vay 150 triệu đồng/ha và giải ngân thành 3 lần đều không phù hợp. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh xem xét kiến nghị trung ương tháo gỡ để đẩy mạnh thực hiện Chương trình tái canh cà phê này, tăng nguồn cung nguyên liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và tiêu dùng nội địa.
Trả lời:
1. Về Chương trình cho vay tái canh cây cà phê
Chương trình cho vay tái canh cây cà phê được thực hiện theo Quyết định số 4521/QĐ-BNN-TT ngày 21/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn bản số 3227/NHNN-TD và 3229//NHNN-TD ngày 11/5/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 11/6/2015 và 587/QĐ-UBND ngày 05/9/2016 của UBND tỉnh Gia Lai. Theo đó:
- Việc cho vay tái canh cà phê được thực hiện theo 2 phương pháp trồng tái canh và ghép cải tạo do NHNo&PTNT thực hiện;
- Đối tượng vay vốn là các tổ chức, cá nhân thực hiện tái canh cà phê tại địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Điều kiện là tổ chức, cá nhân vay vốn để tái canh cà phê được UBND cấp xã xác nhận diện tích tái canh cà phê của khách hàng nằm trong kế hoạch tái canh cà phê của tỉnh;
- Mức cho vay do khách hàng và NHNo&PTNT thỏa thuận nhưng tối đa là 150 triệu đồng/ha đối với phương pháp trồng tái canh và 80 triệu đồng/ha đối với phương pháp ghép cải tạo;
- Thời hạn cho vay tối đa 8 năm đối với phương pháp trồng tái canh, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 4 năm; tối đa 4 năm đối với phương pháp ghép cải tạo, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 2 năm;
- Lãi suất cho vay trong thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi do NHNN công bố hàng năm nhưng không vượt quá 7%/năm. Lãi suất cho vay sau thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi do NHNN công bố hàng năm trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng của NHNo&PTNT cộng biên độ 2,5%/năm.
2. Về tình hình triển khai Chương trình cho vay tái canh cây cà phê
Thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai đã tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh. Trong đó quy định rõ mục tiêu, yêu cầu, phạm vi thực hiện, quy trình kỹ thuật, tiến độ, giống phục vụ tái canh cà phê,...
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện trong thời gian đầu gặp một số khó khăn nhất định, nguyên nhân chủ yếu là do sự vào cuộc chưa tích cực của chính quyền địa phương và do quy định Quy trình tái canh cà phê vối ban hành kèm theo Quyết định số 273/QĐ-TT-CCN ngày 03/7/2013 của Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, NHNN chi nhánh tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT và đến ngày 31/5/2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ban hành Quy trình trồng tái canh cà phê vối thay thế Quyết định số 273/QĐ-TT-CCN, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn.
Đồng thời, từ năm 2016, các ngân hàng cũng triển khai gói hỗ trợ tín dụng cho vay tái canh cà phê theo Dự án VnSAT, với các nội dung tương tự như Chương trình cho vay tái canh cây cà phê của Chính phủ, mức cho vay tối đa lên đến 270 triệu đồng/ha (chưa bao gồm hệ thống tưới tiết kiệm 130 triệu đồng).
Kết quả đến cuối tháng 6/2018, tổng dư nợ cho vay tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh là 173,4 tỷ đồng, với diện tích tái canh là 2.125 ha, của 567 khách hàng (trong đó có 4 doanh nghiệp). Cụ thể: dư nợ theo chương trình tái canh của Chính phủ là 32,7 tỷ đồng, dư nợ theo chương trình dự án VnSAT là 131,7 tỷ đồng và dư nợ theo cơ chế thương mại thông thường là 9 tỷ đồng.
Về những khó khăn, vướng mắc do không còn tài sản thế chấp để vay vốn; chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT thực hiện; hạn mức cho vay tối đa chỉ 150 triệu đồng/ha và giải ngân theo tiến độ thực hiện… Trong thời gian qua, NHNN chi nhánh tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các chi nhánh NHTM tỉnh và kiến nghị NHNN Việt Nam tháo gỡ những vấn đề này và có thể nói đến nay Chương trình cho vay tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh đã cơ bản thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp và người dân; diện tích tái canh hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đã đề ra.
Câu hỏi 2:
Vào vụ cà phê, nông dân có nhu cầu bán nhiều cà phê quả tươi nhưng DN không đủ vốn, không đủ tài sản thế chấp để vay ngân hàng, phải vay ngoài lãi suất cao để thanh toán kịp thời cho nông dân, nên buộc phải hạ giá mua, dẫn đến thiệt thòi cho nông dân và kể cả DN.
DN kiến nghị Ngân hàng xem xét cho các DN thu mua cà phê tươi được vay tín chấp bổ sung trong thời vụ, trong thời hạn 45 ngày.
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì: ”Tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng”.
Do đó, việc cho vay có tài sản bảo đảm hay không có tài sản bảo đảm (vay tín chấp) là quyền tự chủ của tổ chức tín dụng trên cơ sở quy định nội bộ về cho vay của tổ chức tín dụng và mức độ tín nhiệm của khách hàng với tổ chức tín dụng đó, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả của đồng vốn tín dụng.
Câu hỏi 3:
Các DN chế biến nông sản kiến nghị các Ngân hàng Thương mại xem xét giảm lãi suất vay vốn, tạo điều kiện cho các DN giảm chi phí trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì: ”Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này”.
Tại khoản 2, Điều 13, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định: “Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định củaChính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; b) Thực hiện phương ánkinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao”.
Như vậy, ngoài lãi suất tối đa cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam áp dụng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên quy định tại khoản 2, Điều 13, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (hiện là 6,5%/năm, riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa là 7,5%/năm theo Quyết định số 1425/QĐ-NHNN ngày 07/7/2017) thì lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN về giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, trong 6 tháng đầu năm 2018, nhiều chi nhánh tổ chức tín dụng đã tiết giảm các chi phí để áp dụng giảm lãi suất cho khách hàng từ 0,5% đến 1% so với cuối năm 2017.
Câu hỏi 4:
Các HTX nông nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn ưu đãi theo Quyết định 68/2013 ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Kiến nghị Ngân hàng thương mại xem xét tháo gỡ để HTX có thể vay nguồn vốn này.
Trả lời:
Hiện nay, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện đầy đủ các chương trình, chính sách tín dụng theo quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam, đặc biệt là Chương trình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ; Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ...
Kết quả đến cuối tháng 5/2018, dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg là: 27 tỷ đồng, với 33 khách hàng còn dư nợ là các hộ gia đình.
Riêng đối với các hợp tác xã chưa tiếp cận được nguồn vốn này vì đây là vốn tín dụng theo chính sách của Chính phủ với các điều kiện hết sức chặt chẽ như: máy móc, thiết bị phải mới và nằm trong Danh mục được Bộ Nông nghiệp & PTNT công bố; phải đáp ứng các điều kiện vay vốn của TCTD...
Trong khi, theo phản ánh của các NHTM thì theo quy định hiện hành: nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhu cầu vay vốn vượt quá số vốn thực góp của các thành viên hợp tác xã tại thời điểm xin vay, phần vốn vay vượt so với vốn thực góp phải được đảm bảo 100%, trong khi hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện có vốn điều lệ thực góp nhỏ nên không đảm bảo vốn đối ứng trong quá trình vay vốn ngân hàng, do vậy việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg bị hạn chế.
5/ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Câu hỏi 1:
Tỉnh ta hiện nay thực trạng doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông nghiệp công nghệ cao-nông nghiệp sạch có mô hình nào đạt giá trị thương mại cao, có sức lan tỏa? Định hướng-giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển doanh nghiệp lĩnh vực này trong thời gian tới như thế nào?
Trả lời:
- Về công nghiệp chế biến: Tổng số cơ sở tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến làkhoảng trên7.004 cơ sở. Công nghiệp chế biến tập trung vào các sản phẩm chủ lực, lợi thế của tỉnh như cà phê bột, hồ tiêu, chè, hạt điều, đường, tinh bột sắn… tỷ lệ chế biến một số sản phẩm từ nguyên liệu chủ yếu trên địa bàn như sau:Đường tinh chế: Tỷ lệ chế biến đường tinh chế từ mía đạt 100%; Sắn: Tỷ lệ chế biến tinh bột sắn từ nguồn sắn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt 35,4%; Chè: Công suất 02 nhà máy trên địa bàn có công suất 52 tấn chè tươi/ ngày. Tỷ lệ chế biến chè đạt 100%; Hạt điều: 04 nhà máy điều cần nguyên liệu hoạt động với công suất 15.300 tấn nguyên liệu/năm, tỷ lệ chế biến đạt 100%, ngoài hạt điều nguyên liệu trong tỉnh, các đơn vị sản xuất còn nhập nguyên liệu từ Châu Phi về để chế biến; Cà phê: Tỉnh ta có 23 doanh nghiệp thu mua, sơ chế khoảng 95% tổng sản lượng cà phê nhân, để bán cho các doanh nghiệp khác xuất khẩu hoặc trực tiếp xuất khẩu. Khoảng 5% sản lượng được chế biến sâu bởi 25 doanh nghiệp (chủ yếu chế biến cà phê bột và cà phê hạt rang); Hồ tiêu: Tỷ lệ chế biến tiêu sọ trên địa bàn đạt 13,2%, sản lượng còn lại được xuất bán thô. Tỉnh có 01 cơ sở sơ chế, chế biến hồ tiêu xuất khẩu (Maseco) với công xuất 5.000 tấn/năm. Cơ sở này được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, sang các nước nhập khẩu như Mỹ, châu Âu. Ngoài ra tỉnh có 02 cơ sở chế biến hồ tiêu đỏ, trắng và đóng gói bán thị trường trong nước, 02 cơ sở này có quy mô nhỏ, khoảng 300-500 tấn/năm; Cao su: Công suất các nhà máy trên địa bàn tỉnh 88.000 tấn, tỷ lệ chế biến cao su crepe đạt 100%, chưa sản xuất được các sản phẩm tiêu dùng từ cao su.
Trên địa bàn tỉnh hiện có các doanh nghiệp lớn đã và đang đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC)có tính lan tỏa để hình thành các mô hình và vùng NNƯDCNC như: Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Đức Long Gia Lai, tập đoàn VinGroup, tập đoàn Trường Sinh, tập đoàn Mavin Group, công ty NaviFarm, Công ty Tam Ba, công ty Đồng Giao và các doanh nghiệp của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,… các doanh nghiệp đã xây dựng và hình thành được mô hình và khu sản xuất NNƯDCNC có tổng diện tích 3.868 ha, tập trung vào các sản phẩm chính như: cao su, bơ, sầu riêng, thanh long, ớt, hồ tiêu, cà phê, rau hoa, chăn nuôi lợn thịt, gia cầm (gà đẻ trứng).
(kèm theo danh mục mô hình và khu sản xuất NNƯDCNC)
- Về định hướng giải pháp phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thời gian tới. Theo dự thảo đề án NNƯDCNC của Sở Khoa học Công nghệ đang xây dựng:
Giai đoạn 2018 - 2020 Hình thành và công nhận được 03 vùng sản xuất rau ƯDCNC quy mô 300ha, 01 vùng sản xuất lúa hữu cơ 200 ha và 01 vùng sản xuất hồ tiêu hữu cơ 200 ha hiện đã có doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất theo chuỗi liên kết; Chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để hình thành 07 khu sản xuất NNƯDCNC và 01 khu sản xuất lâm nghiệp ƯDCNC;Đến năm 2020 có 2 - 3 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC.
Giai đoạn 2021-2025Hình thành và công nhận thêm 17 vùng NNƯDCNC, trong đó có 15 vùng trồng trọt và 02 vùng chăn nuôi để đến năm 2025 toàn tỉnh có 22 vùng NNƯDCNC. Khuyến khích, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực trồng, chế biến cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, sản xuất ngô lai F1, vùng nuôi cá nước ngọt, trang trại chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Dự kiến đến năm 2025, công nhận 4 - 5 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC.
Về giải pháp thực hiện:
- Giải pháp về quy hoạch đất đai: Quy hoạch các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng tập trung, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, phù hợp với điều kiện, lợi thế của từng vùng;Khuyến khích nông dân, tổ chức, cá nhân dồn điền, đổi thửa, cho thuê đất và tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;Tạo điều kiện thuận lợi nhất về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài để các tổ chức, cá nhân có điều kiện pháp lý vay vốn ngân hàng và yên tâm đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Giải pháp về khoa học- công nghệ: Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tư trong lĩnh vực giống cây trồng, giống vật nuôi nhằm nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm công nghệ cao (các loại giống cây trồng, vật nuôi; quy trình sản xuất, thâm canh…) ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
- Giải pháp về cơ chế chính sách, nguồn vốn: tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quy định về một số chính sách hỗ trợ đầu tư áp dụng tại địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Hàng năm, bố trí kinh phí để tổ chức cho cán bộ tỉnh, huyện, xã, hộ nông dân đi tham quan, học tập nghiên cứu mô hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số tỉnh, thành phố có thế mạnh về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để áp dụng trên địa bàn tỉnh.
Câu hỏi 2:
Công ty TNHH Thành Thành Công Gia Lai đã thực hiện xây dựng Dự án cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn huyện Phú Thiện, IaPa, thị xã AyunPa.
Kiến nghị tỉnh kịp thời phê duyệt Dự án.
Trả lời:
Công ty TNHH Thành Thành Công Gia Lai đã thực hiện việc xây dựng Dự án cánh đồng lớn trên địa bàn huyện Phú Thiện, Ia Pa, thị xã Ayun Pa. Kiến nghị tỉnh kịp thời phê duyệt dự án:
Hồ sơ Dự án cánh đồng lớn về cây mía của Công ty TNHH Thành Thành Công Gia Lai đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônvà các sở ngành liên quan thẩm định hoàn tất (ngày 19/6) và trình UBND tỉnh phê duyệt.
Ngày 28/6/2018 UBND tỉnh đã tổ chức họp với các sở ngành về kế hoạch phát triển cánh đồng lớn và có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 1914/VP-NL ngày 06/7/2018. Theo Công văn số 1914 đề nghị Công ty Thành Thành Công Gia Lai lập lại dự toán chi tiết các nội dung hỗ trợ dự án cánh đồng mía lớn, xác định lại định mức hỗ trợ thực hiện dự án cho phù hợp, đúng quy định.Để sớm trình UBND tỉnh phê duyệt, đề nghị Công ty phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn bổ sung và hoàn thiện lại hồ sơ.
6/ Sở Công thương:
Câu hỏi 1.
Thương mại điện tử ( TMĐT) đang có xu hướng phát triển mạnh, xin cho biết kế hoạch của ngành Công Thương về phát triển TMĐT như thế nào đồng thời có khuyến nghị gì đối với các DN bán lẻ truyền thống?
Trả lời:
Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về Thương mại điện tử đến nay, Sở Công Thương đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 – 2020 nhằm phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Hàng năm, Sở Công Thương Gia Lai đã phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Trung tâm phát triển Thương mại điện tử (thuộc Bộ Công Thương) tích cực phổ biến, tuyên truyền về TMĐT trên địa bàn tỉnh thông qua các hội nghị; các chuyên mục thời sự, truyền hình Công Thương phát sóng trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai, trên Website của Sở Công Thương.
- Hàng năm, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Trung tâm phát triển Thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn về TMĐT trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2013 đến nay, Sở Công Thương đã tổ chức 08 lớp tập huấn cho hơn 700 lượt cán bộ, công chức cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; với những nội dung đào tạo, tập huấn phù hợp với thực tế của tỉnh và đáp ứng nhu cầu của cán bộ công chức và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Sở Công Thương đã phối hợp với Trung tâm phát triển Thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số biên soạn và phát hành ấn phẩm Sổ tay Thương mại điện tử, cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết về TMĐT.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Sở Công Thương đã xây dựng Sàn giao dịch thương mại điện tử Gia Lai tại địa chỉ
www.thuongmaigialai.vn nhằm xây dựng một môi trường giao dịch trực tuyến cho cộng đồng doanh nghiệp. Sở đã hỗ trợ cho 211 doanh nghiệp tham gia vào Sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Đến nay, Sở Công Thương đã hỗ trợ xây dựng 59 website cung cấp miễn phí cho 59 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sở Công Thương đã xây dựng và đưa vào hoạt động Hệ thống thu nhập và quản lý trực tuyến thông tin xuất nhập khẩu Gia Lai tại địa chỉ
www.xnkgialai.gov.vn, hệ thống đã được triển khai đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn; giúp cho việc thu thập thông tin, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; bên cạnh đó hệ thống đã cung cấp các thông tin, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu đến các doanh nghiệp.
- Sở Công Thương đã phối hợp với Cổng thông tin thị trường nước ngoài
www.vietnamexport.com cung cấp một cách có hệ thống thông tin thị trường nước ngoài về hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thông tin Thị trường nước ngoài được cung cấp bởi các đơn vị của Bộ Công Thương và hệ thống gần 60 Thương vụ, Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước. Thông tin được cung cấp hàng tháng, hàng tuần được Sở Công Thương tổng hợp và cập nhật thường xuyên trên website Sở Công Thương tại địa chỉ
www.sct.gialai.gov.vn để cung cấp đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
- Ngoài ra, Sở Công Thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu Công nghiệp và Thương mại tỉnh Gia Lai tại địa chỉ: http://csdlcntmgialai.gov.vn, nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ các yêu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về Công Thương, đồng thời phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức liên quan.
Trong thời gian đến, trên cơ sở triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 – 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, Kế hoạch thương mại điện tử quốc gia hàng năm của Bộ Công Thương, Sở Công Thương sẽ tích cực triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh phát triển.
Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống:
- Đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm quảng bá, giới thiệu hàng hóa sản phẩm đến rộng rãi thành phần người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân công bán hàng, tạo nên sự thuận tiện trong giao dịch với khách hàng.
- Thiết lập các website thương mại điện tử bán hàng với nhiều chức năng như giới thiệu quảng bá sản phẩm doanh nghiệp, đặt hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến … Việc thiết lập và vận hành, sử dụng website thương mại điện tử bán hàng vào hoạt động kinh doanh cần tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành về thương mại điện tử và công nghệ thông tin.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng mua bán hàng hóa, sản phẩm thông qua các trang mạng xã hội; việc sử dụng mạng xã hội vào mua bán hàng hóa phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
-Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh như: mua sắm trang thiết bị CNTT, các phần mềm ứng dụng, thực hiện việc giao dịch, ký kết hợp đồng thông qua mạng, ứng dụng chữ ký số, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến qua website hoặc qua các thiết bị thanh toán điện tử, hạn chế sử dụng tiền mặt …
- Thiết lập mạng lưới cung ứng, giao nhận hàng hóa đảm bảo nhanh gọn, tiện lợi cho người tiêu dùng. Hàng hóa sản phẩm phải đúng yêu cầu, chất lượng, mẫu mã như đã giới thiệu, quảng bá trên website.
Câu hỏi 2:
Hiện nay, hoạt động buôn lậu xăng dầu trên vùng biển Bình Định, Phú Yên đưa về các tỉnh Tây Nguyên trong đó có Gia Lai để tiêu thụ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh, thất thu ngân sách. Đề nghị chi cục QLTT cho biết thực trạng và giải pháp để ngăn chặn tình trạng này?
Trả lời:
Thực trạng tình hình buôn lậu và gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh thời gian qua:
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 06 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xăng dầu dưới hình thức tổng đại lý và 312 cửa hàng/đại lý kinh doanh xăng dầu đều được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, với tổng cộng 1.028 vòi cấp phát được kiểm định. Được bố trí đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh, thị trường lưu thông xăng dầu từ các nguồn là Petrolimex, Pvoil, Mipecorp, với các loại hàng hóa chủ yếu là dầu Diezel 0,05%S,
Xăng sinh học E5 RON 92, RON 95 và dầu hỏa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng Quản lý thị trường phối hợp cùng các lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đã kiểm tra: 101 cơ sở kinh doanh xăng dầu (trong đó vi phạm: 73 cơ sơ, không vi phạm: 28 cơ sở). Xử phạt vi phạm hành chính và truy thu số tiền gian lận là: 792.137.156 đồng. Tịch thu 03 cột đo nhiên liệu do vi phạm tác động vào cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo (thông qua việc đóng ngắt nguồn điện) làm sai lệch kết quả đo vượt quá giới hạn sai số cho phép.
Đối với tình trạng buôn lậu xăng dầu, Gia Lai không phải là địa bàn tập trung các đầu mối lớn, song với đặc điểm địa bàn có các tuyến Quốc lộ 14, 14C, 19, 19D, 25 và đường Trường Sơn Đông nên trong thời gian qua vẫn có một số đối tượng lợi dụng thời điểm đêm khuya dùng phương tiện Xitec vận chuyển xăng dầu từ các tỉnh lân cận vào bán cho các cửa hàng nằm ngoài hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Thông qua công tác trinh sát, cài cắm nhân mối một số vụ việc đã bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện và xử lý (01 vụ thương nhân phân phối xăng dầu có hành vi bán xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối; 01 vụ vận chuyển xăng không rõ nguồn gốc xuất xứ, lực lượng Quản lý thị trường đang tiếp tục xác minh làm rõ).
- Giải pháp ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu:
+ Để chủ động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nhằm đưa hoạt động kinh doanh xăng dầu dần đi vào nề nếp, Chi cục Quản lý thị trường (Cơ quan thường trực BCĐ 389) đã chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu và đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 02/5/2018 về việc thành lập Đoàn kiểm tra tra liên ngành, kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
+ Chi cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra hóa đơn, chứng từ đối với các phương tiện Xitec vận chuyển xăng dầu đang thực hiện bơm dầu cho các cửa hàng nhằm phát hiện hành vi buôn bán, vận chuyển xăng dầu nhập lậu.
+ Tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát các doanh nghiệp đầu mối cung cấp xăng, dầu trên địa bàn nhằm phòng, chống, kiểm soát các hiện tượng buôn lậu xăng, dầu.
+ Phối hợp cùng Cục Thuế tỉnh tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22/CT-UB ngày 23/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc tăng cường các biện pháp quản lý và chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua việc tổ chức dán tem niêm phong công tơ các cột đo xăng dầu trên địa bàn.
7. Sở Khoa học-Công nghệ:
Câu hỏi:
Về năng lực trình độ công nghệ chế biến nông lâm sản, cơ khí, chế tạo của DN tỉnh ta đang ở mức độ nào so với cả nước? Giải pháp của tỉnh hỗ trợ DN nâng cao trình độ lĩnh vực này như thế nào?
- Định hướng để DN Gia Lai tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 ?
Trả lời:
I. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp
Vừa qua trong khuôn khổ thực hiện thông tư số 04/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất.Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức điều tra, khảo sát về trình độ công nghệ của các ngành chế biến nông lâm sản và cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Sở Khoa học và Công nghệ đã lựa chọn và tiến hành tiến hành điều tra, khảo sát về trình độ công nghệ trên 200 doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực chế biến nông lâm sản, cơ khí chế tạo và vật liệu xây dựng. Qua công tác điều tra khảo sát thông qua việc phát 200 phiếu khảo sát cho doanh nghiệp. Kết quả đã thu thập được 121 phiếu trên tổng số 200 phiếu phát ra, cụ thể: 72 phiếu khảo sát từ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến nông lâm sản và 49 phiếu khảo sát từ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí chế tạo và vật liệu xây dựng (08 doanh nghiệp cơ khí chế tạo và 41 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực vật liệu xây dựng).
1. Lĩnh vực cơ khí chế tạo
- Quy mô doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai chủ yếu tập trung các doanh nghiệp với quy mô nhỏ.
- Lĩnh vực sản xuất: Qua khảo sát các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh cơ khí là chủ yếu tập trung vào khâu gia công như cán tôn, ép tôn, sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; hiện tại tại tỉnh không có doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực chế tạo.
- Mức độ công nghệ: Qua khảo sát các công nghệ, thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp được khảo sát được đưa vào hoạt động tập trung chủ yếu giai đoạn 2000 – 2010, với xuất xứ chủ yếu của các thiết bị, dây chuyền này là Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc.
- Sản phẩm: Sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí của tỉnh Gia Lai hiện nay chủ yếu mang tính gia công các công đoạn cuối cùng để tạo ra sản phẩm như cán thép tấm tạo sản phẩm tôn lợp, xà gồ. Ngoài ra, chỉ có 01 cơ sở cơ khí có hoạt động tạo ra các sản phẩm là các nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2. Lĩnh vực Chế biến nông lâm sản
2.1. Chế biến lâm sản
- Quy mô doanh nghiệp: Trong lĩnh vực chế biến lâm sản, đã tiến hành khảo sát và phát phiếu điều tra tại 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản mà tập trung vào các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. Qua Khảo sát và thu thập phiếu khảo sát, đã thu được 18 phiếu. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những doanh nghiệp siêu nhỏ. Nhưng chủ yếu tập trung doanh nghiệp nhỏ.
- Lĩnh vực sản xuất: Qua khảo sát, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản chủ yếu là hoạt động sơ chế, thu mua, bán lâm sản. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp hoạt động chế biến tinh tạo ra các sản phẩm xuất khẩu như đồ nội thất, ván MDF,…
- Mức độ công nghệ: Qua phiếu khảo sát được cung cấp bởi các doanh nghiệp, các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ của các doanh nghiệp được đưa vào hoạt động từ năm 2000-2015; xuất xứ công nghệ chủ yếu từ Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc; mức độ tự động của công nghệ, thiết bị, máy móc chủ yếu là bán tự động và thủ công.
- Sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu là gỗ và các sản phẩm từ gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng. Nhìn chung, giai đoạn những năm gần lại đây các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất sản phẩm tinh nhằm phục vụ nhu cầu xuất khẩu là chủ yếu, các doanh nghiệp hoạt động sơ chế lâm sản gần như đã ngừng hoạt động hoặc chuyển sang ngành nghề khác.
2.2. Lĩnh vực chế biến nông sản
- Quy mô doanh nghiệp: Trong lĩnh vực chế biến nông sản, đã tiến hành khảo sát và phát phiếu điều tra tại 90 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản mà tập trung vào các doanh nghiệp chế biến cà phê, mía đường, hồ tiêu,… trên địa bàn tỉnh. Qua Khảo sát và thu thập phiếu khảo sát, đã thu được 37 phiếu. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có một số ít là doanh nghiệp với quy mô lớn như Công ty TNHH Thương mại Chế biến nông lâm sản Đường Vạn Phát, Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai,…
- Lĩnh vực sản xuất: Qua khảo sát, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản chủ yếu là hoạt động chế biến sản phẩm cà phê bột, mía đường và tinh bột mì. Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực chế biến cà phê bột chiếm đa số.
- Mức độ công nghệ: Qua phiếu khảo sát được cung cấp bởi các doanh nghiệp, các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ của các doanh nghiệp được đưa vào hoạt động từ năm 2005-2015; xuất xứ công nghệ chủ yếu từ Nhật Bản, Đức, Việt Nam, Trung Quốc; mức độ tự động của công nghệ, thiết bị, máy móc chủ yếu là bán tự động và thủ công. Ngoài ra, hiện nay một số doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền công nghệ với mức tự động hóa cao như Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai.
II. Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp
1. Cơ chế về hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm
Trong những năm qua việc hỗ trợ doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ đang vướng mắc về cơ chế hỗ trợ như cơ chế tài chính, quản lý,…cho nên việc hỗ trợ cho doanh nghiệp hầu như không thể triển khai được. Vì vậy, trong năm 2018 Sở KH&CN đã dự thảo Quyết định quy định về về hỗ trợ doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ trên địa tỉnh Gia Lai và dự định sẽ trình UBND phê duyệt và bắt đầu đi vào triển khai trong cuối năm 2018 đầu năm 2019.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các Sự kiện KH&CN khu vực và quốc tế: Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường, giới thiệu sản phẩm và công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp, từ năm 2010 đến nay, Sở đã tiến hành hỗ trợ cho gần 20 doanh nghiệp tham gia các chương trình KH&CN nhằm quảng bá, tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tại các Sự kiện KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức các đoàn công tác với đại diện là các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã,… tham gia các sự kiện để tìm kiếm, tiếp nhận các công nghệ tiên tiến; tiếp cận, kết nối với các doanh nghiệp, viện, các trường đại học, các chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất doanh nghiệp. Cụ thể, trong năm 2018 Sở đã hỗ trợ cho 03 doanh nghiệp tham gia giới thiệu sản phẩm và đại diện của 15 cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia đoàn công tác tìm kiếm, kết nối công nghệ tại Chương trình KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên diễn ra tại tỉnh Khánh Hòa. Kết quả đã có gần 10 bản ký kết hợp tác, ghi nhớ giữa các doanh nghiệp, hiệp hội của Gia Lai và các doanh nghiệp, viện, trường đại học với nội dung về hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thiết bị và nghiên cứu.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo giới thiệu về công nghệ, thiết bị: Nhằm giới thiệu các công nghệ, thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị của thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các hội thảo giới thiệu công nghệ và thiết bị, Kết quả,
- Hỗ trợ trong đào tạo khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo: Bắt đầu từ năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai nội dung hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho các đối tượng là thanh niên, phụ nữ, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Kết quả, năm 2107 đã tổ chức hỗ trợ cho 60 học viên tham gia Chương trình đào tạo khởi sự doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh; năm 2018, Sở đã xây dựng Kế hoạch tiếp tạo hỗ trợ đào tạo tại tỉnh Gia Lai với dự kiến hỗ trợ cho khoản 100-150 lượt người.
8. Cục Thuế tỉnh:
Câu hỏi 1:
Có 53% DN được khảo sát PCI cho rằng “ Coi thỏa thuận khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng”, trong thực tế có lẽ tỉ lệ này còn cao hơn. Đề nghị ngành thuế cho biết có giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này?
Trả lời:
- Trả lời câu hỏi tại mục 8.1: Có 53% DN được khảo sát cho rằng “Coi thoả thuận khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng”, vấn đề này Cục Thuế sẽ xem xét và chấn chỉnh.
Cục Thuế tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Kế hoạch hành động số 1147/KH-UBND ngày 31/5/2018 của UBND tỉnh Gia Lai về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018, định hướng đến năm 2020. Theo đó, tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, trong đó công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, cụ thể:
- Duy trì, công bố công khai hệ thống đường dây nóng của cơ quan thuế để tiếp nhận, phản hồi nhanh chóng các ý kiến của tổ chức, cá nhân gửi đến, đảm bảo 100% hồ sơ khiếu nại về thuế của NNT được giải quyết đúng thời gian quy định, góp phần nâng cao tính minh bạch của hoạt động quản lý thuế (Phòng/Đội Kiểm tra nội bộ);
- NNT được kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT đều trên cơ sở rủi ro về thuế, doanh nghiệp có rủi ro về thuế mới kiểm tra, thanh tra, không có rủi ro thì không kiểm tra, thanh tra về thuế (trừ những trường hợp chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, cổ phần hóa,...). Doanh nghiệp thành lập sau ba năm mới tổ chức mới tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế lần đầu (trừ những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế).
- Xây dựng và triển khai các ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT và hồ sơ khai thuế TNDN. Đồng thời khi kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, công chức thuế không được thông báo yêu cầu NNT giải trình thông tin, tài liệu lần 2.
- Các trường hợp quyết định kiểm tra trực tiếp tại trụ sở NNT thì không ra thông báo yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu làm mất thời gian, công sức của NNT.
- Xây dựng và triển khai quy chế giám sát đoàn kiểm tra, thanh tra phù hợp với thực tiễn công tác tại địa phương. Khi đoàn kiểm tra, thanh tra tiến hành công bố quyết định tại doanh nghiệp thì đồng thời gửi thư ngỏ của thủ trưởng cơ quan thuế (mẫu thư ngõ kèm theo) đến doanh nghiệp để theo dõi giám sát, phản ánh, góp ý hoạt động của đoàn kiểm tra, thanh tra.
- Hoàn thiện quy định, quy trình và tiến tới xây dựng phần mềm ứng dụng và công khai các bước giải quyết kiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại trên trang thông tin điện tử ngành Thuế.
- Các phòng/đội thanh tra, kiểm tra thuế đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch hoạt động, khai thác sự hỗ trợ từ phần mềm phân tích rủi ro về thuế để chọn lựa đúng đối tượng thanh tra, kiểm tra, tránh mất nhiều thời gian cho một cuộc kiểm tra, gây phiền hà doanh nghiệp.
Câu hỏi 2:
Theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ biểu thuế mới xuất khẩu gỗ các loại 25% là quá cao ( trước đây chỉ 10%). Đề nghị tỉnh kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính giảm mức thuế suất này. (Hoặc cho phép Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đề xuất Phòng TM-CN Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hoặc trực tiếp qua Website của Bộ Tài chính kiến nghị ).
Trả lời:
Mức thuế suất thuế xuất khẩu gỗ theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP cao so với trước đây: Cục thuế sẽ phản ánh ý kiến của các doanh nghiệp về vấn đề này gửi Bộ Tài chính.
9. Sở Tư pháp:
Câu hỏi:
Doanh nghiệp do tập trung thời gian kinh doanh nên nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Quá trình kinh doanh có nhiều vấn đề phát sinh không lường trước có thể dẫn đến rủi ro pháp lý. Sở Tư pháp và Tòa án có thể tập hợp các vụ án kinh tế trong cả nước và của tỉnh phổ biến cho DN biết để tránh rủi ro pháp lý trong quá trình kinh doanh?
Trả lời:
1. Đối với việc đề nghị Sở Tư pháp tập hợp vụ án kinh tế phổ biến đến doanh nghiệp
- Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“
Điều 269. Cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án
…
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.”
“
Điều 315. Gửi bản án, quyết định phúc thẩm
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn, nhưng không quá 25 ngày.”
Sở Tư pháp không thuộc đối tượng Tòa án nhân dân gửi bản án, quyết định giải quyết những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại.
- Ngoài ra, việc Sở Tư pháp tập hợp các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân giải quyết những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại để phổ biến đến doanh nghiệp là không đúng nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp được quy định tại Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND ngày 16/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai.
2. Đối với việc tiếp cận, tra cứu các bản án, quyết định giải quyết những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân
- Khoản 4 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“
4. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ bản án, quyết định của Tòa án có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.”
- Khoản 3 Điều 315 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“
3. Bản án phúc thẩm được Tòa án cấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ trường hợp có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.”
- Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP ngày 16/3/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án quy định:
“
Điều 3. Bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án
1. Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị; bản án phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.”
Căn cứ các quy định nêu trên, các bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị; bản án phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin đến doanh nghiệp để doanh nghiệp tiếp cận, tra cứu.
10. Công an tỉnh:
Câu hỏi:
Công ty Sơn Huyền Phát Gia Lai khiếu kiện về việc Công ty mua 28 tấn cà phê trị giá 1.148.000.000VNĐ từ Công tyTNHH MTV XNK 2/9 Đăk Lăk, Chi nhánh Gia Lai do Ông Siêu Nam Tiến làm Giám đốc. Công ty 2/9 đã ký hợp đồng, nhận tiền ứng của Công ty Sơn Huyền Phát, nhưng không giao cà phê và sau đó bỏ trốn. Kiến nghị Công an tỉnh Gia Lai quan tâm giúp đỡ, xử lý vụ việc.
Trả lời:
Ngày 28/2/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Gia Lai tiếp nhận tin báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Đăk Lăk về dấu hiệu tội phạm xảy ra tại Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đăk Lăk – Chi nhánh Gia Lai (đã tiến hành điều tra, xác minh từ ngày 06/12/2016 đến 28/2/2017). Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Gia Lai đã tiến hành xác minh, kết quả như sau:
- Trong năm 2016, ông Siêu Nam Tiến đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn Giám đốc Chi nhánh Gia Lai tự ý chốt giá bán cà phê gửi của một số khách hàng cho Công ty 2/9 khi chưa được sự đồng ý của các khách hàng này.
- Ngoài ra, ông Siêu Nam Tiến đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn là Giám đốc Chi nhánh, lợi dụng tư cách hoạt động của Chi nhánh để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty TNHH MTV Sơn Huyền Phát Gia Lai (địa chỉ: xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai), số lượng 28 tấn cà phê nhân xô; ông Siêu Nam Tiến đã trực tiếp nhận tiền mặt 1.148.000.000 đồng nhưng không nhập tiền vào quỹ của Chi nhánh Gia Lai và không có hàng hóa để giao cho Công ty TNHH MTV Sơn Huyền Phát Gia Lai theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Quá trình Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Đăk Lăk đang thụ lý vụ việc thì vào ngày 12/11/2016, có nguồn tin xác định ông Siêu Nam Tiến đã tử tự, mất tích tại cầu SêRêPốk (tỉnh Đăk Lăk) và để lại “Thư tuyệt mệnh” cho gia đình. Vụ việc đang được Công an thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk thụ lý.
- Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC46) – Công an tỉnh Gia Lai đã làm việc với Công an thành phố Buôn Ma Thuột để mượn “Thư tuyệt mệnh” (bản gốc) của ông Siêu Nam Tiến để phục vụ giám định, làm cơ sở xử lý tin báo theo đúng quy định của pháp luật. Phòng kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Gia Lai đã giám định chữ ký, chữ viết trong “Thư tuyệt mệnh” để xác định có phải là chữ ký, chữ viết của ông Siêu Nam Tiến không. Ngày 14/7/2017, Phòng kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Gia Lai có kết luận giám định số: 247/KLGĐ: kết luận chữ ký, chữ viết trong “Thư tuyệt mệnh” là chữ ký, chữ viết của ông Siêu Nam Tiến.
- Quá trình tiếp nhận tin báo, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Gia Lai vẫn chưa làm việc được với ông Siêu Nam Tiến, đã có thông báo đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để phối hợp truy tìm đối với ông Siêu Nam Tiến nhưng vẫn chưa có kết quả, một số nội dung tin báo chưa được làm rõ nên ngày 27/10/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Gia Lai đã có công văn số: 252 gửi Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thống nhất quan điểm tạm dừng xác minh tin báo về dấu hiệu tội phạm xảy ra tại Công ty Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đăk Lăk – Chi nhánh Gia Lai.
- Vào ngày 08/11/2017, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã có công văn số: 950/CV-VKS-P3 về việc thống nhất tạm dừng giải quyết tin báo tội phạm xảy ra tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đăk Lăk tại Gia Lai.
11. Sở TN&MT; UBND huyện Mang Yang
Câu hỏi:
Ông Phạm Văn Trường-DNTN Thảo Dương, huyện Mang Yang khiếu kiện:
Năm 2001, UBND huyện Mang Yang cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) với tổng diện tích 3 thửa đất là 1.312m
2 (trong đó đất ở là 1.109m
2 ).
Năm 2011, UBND huyện Mang Yang quyết định thu hồi đất. Bất hợp lý ở chỗ năm 2001 cấp GCNQSD đất, năm 2008 mới quy hoạch 3 loại rừng , quy hoạch này chồng lên đất đã cấp. 10 năm sau (2011) mới ra quyết định thu hồi, trong 10 năm đó DN đã đầu tư XDCB. DN khẳng định trong số diện tích hơn 1300m2 do các cơ quan chuyên môn đo vẽ có 800 m2 đất không có rừng. Kiến nghị tỉnh giải quyết dứt điểm không để khiếu kiện kéo dài gây thiệt hại cho DN cũng như lãng phí tài nguyên đất đai.
Trả lời:
Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:
Khoản 2 Điều 37 Luật Đất đai năm 2003 quy định
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ... Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và khoản 2 Điều 44 Luật Đất đai năm 2003 quy định
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013 quy định
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và Điểm a khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 quy định
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Theo nội dung đề nghị trả lời kiến nghị do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp, liên quan đến đất của ông Phạm Văn Trường đã được UBND huyện Mang Yang cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2001 và UBND huyện Mang Yang thu hồi năm 2011; căn cứ các quy định nói trên thì trường hợp kiến nghị của ông Phạm Văn Trường thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Mang Yang
12. Sở Giao thông Vận tải
Câu hỏi:
Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai kiến nghị:
+ Đặc thù mặt hàng mía cồng kềnh, vận chuyển trên đường nội đồng, gần đây do chi phí vận chuyển trên một tấn mía tăng cao dẫn đến nhà xe đình công không vận chuyển, tài xế đòi thêm tiền của nông dân.
Kiến nghị tỉnh xem xét tạo điều kiện xây dựng hạ tầng giao thông để nông dân vận chuyển mía về nhà máy thuận lợi hơn và giảm các khoản phí và lệ phí.
+ Cơ sở hạ tầng (đường vận chuyển, thủy lợi, điện…) ở các vùng nguyên liệu trọng điểm của Công ty chưa đáp ứng để doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị cho việc cơ giới hóa để tăng năng suất – chất lượng, ổn định thu nhập cho nông dân trong điều kiện ngành đường hội nhập ATIGA.
Kiến nghị tỉnh có chính sách để các địa phương nâng cấp cơ sở hạ tầng để Công ty có thể đầu tư thiết bị cùng nông dân nâng cao năng suất cây mía.
Trả lời:
Hiện nay việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh chủ yếu là dựa vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do yêu cầu đầu tư cho hệ thống giao thông trên địa bàn rất lớn trong khi nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp nên khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh luôn tập trung ưu tiên cho những dự án cấp bách, các tuyến đường trọng điểm kết nối với hệ thống đường tỉnh, đường quốc lộ đảm bảo thuận tiện cho phương tiện vận chuyển người và hàng hóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trong điều kiện nguồn lực của địa phương, còn khó khăn, rất cần sự đầu tư và hỗ trợ từ nhiều thành phần kinh tế, sự tham gia của nhân dân và doanh nghiệp để phát triển hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là hệ thống đường chuyên dùng, đường trong khu vực sản xuất, vùng nguyên liệu. Vậy doanh nghiệp cần chủ động xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng kế hoạch khai thác vận chuyển phù hợp với hiện trạng cơ sở hạ tầng; phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng hệ thống đường chuyên dùng đấu nối với hệ thống đường địa phương ở vị trí phù hợp để phục vụ sản xuất của doanh nghiệp.